Về cơ chế chính sách quản lý

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 93 - 94)

-

4.2.2.1.Về cơ chế chính sách quản lý

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách QLNN đã ban hành, thực hiện mô hình quản lý dựa vào cộng đồng. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch. Cư dân địa phương có tài nguyên du lịch cần được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động du lịch và thu nhận những lợi ích từ các hoạt động du lịch mang lại. Sự tham gia của cộng đồng dân cư cần được định hướng của chính quyền địa phương để đảm bảo trật tự, có tổ chức của các điểm du lịch. Chính quyền thành phố cũng cần tăng cường tuyên truyền về trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng được hưởng. Xây dựng tỷ lệ đóng góp đầu tư cho địa phương nơi có điểm du lịch sẽ giúp cho nhân dân và chính quyền địa phương được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch và họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của du tại đó. Ngành du lịch cần có sự phối hợp với toàn dân để tạo ra môi trường thân thiện.

+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch vùng, quy hoạch các khu, điểm du lịch, quy hoạch từng dự án cụ thể và đảm bảo thực hiện theo quy hoạch. Việc phát triển các công trình, dự án kinh tế khác trong các khu du lịch phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đồng thời phải có ý kiến của cơ quan chuyên ngành về quản lý lĩnh vực du lịch.

+ Chú trọng tổ chức khảo sát, điều tra, phân loại đánh giá, tổng hợp quản lý các nguồn tài nguyên du lịch trên bàn thành phố, làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển du lịch, thu hút đầu tư.

+ Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực cán bộ quản lý du lịch các cấp, bổ sung nhân lực và các điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 93 - 94)