-
1.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch
Định hướng phát triển ngành là xác định trước: hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của ngành ở địa phương trong khoảng thời gian nhất định (thường là dài từ 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa). Định hướng phát triển là một chức năng QLNN cơ bản, chất lượng của định hướng sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các chức năng khác và quyết định sự thành công của QLNN về kinh tế.
Chiến lược phát triển ngành du lịch trên địa bàn một địa phương quyết định những phương hướng phát triển lâu dài, nội dung cơ bản của nó là: hệ thống các quan điểm phát triển; các hướng phát triển, các mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ và chính sách lớn cần thực hiện.Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn địa phương cần quan tâm quán triệt các quan điểm chỉ đạo chủ yếu sau:
Một là, quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quan điểm này xác định mô hình kinh tế tổng quát cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như cho từng ngành, trong đó có ngành du lịch xuyên suốt cả nước, cũng như trên từng địa phương. Quán triệt quan điểm này trong xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch cần lưu ý mấy vấn đề:
- Phải xây dựng mục tiêu phát triển ngành trên cơ sở cụ thể hoá mục tiêu tổng quát: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
- Cùng với các nhiệm vụ phát triển phải khẩn trương hình thành đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện các thể chế thị trường: tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
giá cả thực sự là tín hiệu khách quan, đáng tin cậy của thị trường; tự do cạnh tranh lành mạnh; mọi thành viên trong xã hội bình đẳng, công bằng trong hưởng thụ thành quả của sự phát triển.
- Kết hợp phát huy tác dụng của cơ chế thị trường, đồng thời sử dụng tốt công cụ kế hoạch hoá. Cụ thể là: tăng cường vai trò định hướng quản lý của Nhà nước đi đôi với phát huy vai trò của thị trường trong phân bổ các nguồn lực, điều tiết sản xuất, kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Nghĩa là Nhà nước định hướng thông qua các chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách, thị trường trực tiếp điều tiết doanh nghiệp thông qua quy luật giá trị, cung cầu, giá cả.
Hai là, quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: quan điểm này đòi hỏi về mặt sở hữu và thành phần kinh tế phải đa dạng bao gồm:
- Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vận dụng quan điểm này, trong quá trình xác định chiến lược phát triển du lịch toàn ngành trong cả nước hay trên địa bàn từng địa phương cần huy đông mọi thành phần kinh tế than gia phát triển; cần bố trí một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý trong phát triển du lịch từng địa phương, tổ chức phối hợp giữa các thành phần để đạt hiệu quả phục vụ cao nhất.
Ba là, quan điểm đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng ngành, trong đó có du lịch. Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch vận dụng quan điểm này cần lưu ý đến các vấn đề:
- Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch là hiệu quả góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá.
- Nghiên cứu xu hướng phát triển của cầu du lịch, đặc biệt cầu du lịch của du khách quốc tế làm căn cứ đầu tư khai thác các tài nguyên du lịch tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
nên những sản phẩm du lịch phong phú, chất lượng cao để thỏa mãn cầu du lịch thời hiện đại.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch (mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh; mức độ an toàn).
- Đào tạo một đội ngũ lao động ngành du lịch có cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ; có thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt.
Bốn là, chiến lược phát triển du lịch ở một địa phương phải gắn với chiến lược phát triển chung của ngành du lịch xuyên suốt cả nước, trước hết là quan điểm phát triển ngành. Mục tiêu phát triển của ngành du lịch là: phát triển nhanh và bền vững để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Văn kiện Đại hội Đảng IX) và nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ ở khu vực.Nhưng muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải biết tranh thủ mọi nguồn lực trong nước, ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển. Phải nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Phát triển cả du lịch quốc tế và trong nước, bảo đảm hiệu quả cao trên các mặt KT-XH, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược. Phát triển nhanh nhưng phải vững chắc, bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các bên trong hưởng thụ sự phát triển du lịch.
Quá trình xây dựng chiến lược gồm các bước: phân tích bối cảnh, môi trường phát triển (xác định các cơ hội và thách thức); xác định mục tiêu chiến lược; quan điểm phát triển, xây dựng chiến lược phát triển của một lĩnh vực chủ yếu, và vùng điểm du lịch, các chính sách, biện pháp chủ yếu để thực thi chiến lược. Tổ chức xây dựng chiến lược phải bảo đảm theo đúng các bước;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
từng bước phải tuân thủ các phương pháp khoa học; phải huy động được trí tuệ của toàn dân.
Trong chức năng định hướng, cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển cũng là một nội dung rất quan trọng. Quy hoạch phát triển là một bước cụ thể hoá chiến lược phát triển, nhưng quan trọng là luận chứng cả về mặt tổ chức không gian lãnh thổ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch là loại hình quy hoạch tổng thể phát triển ngành. Nó được thực hiện ở cấp cả nước và từng vùng lãnh thổ (theo tỉnh, vùng lớn) gồm: quy hoạch các yếu tố tổ chức; quy hoạch cơ cấu; các tiện nghi tiêu chuẩn... Các bước tiến hành quy hoạch là: kiểm kê, điều tra, bổ sung, đánh giá các yếu tố, điều kiện, bối cảnh của phát triển; dự báo định hướng phát triển; luận chứng mục tiêu, phương hướng phát triển; lựa chọn phương án phân bổ (tổ chức) ngành theo không gian lãnh thổ; xác định các chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch (các chương trình, dự án được ưu tiên, nhu cầu và biện pháp bảo đảm các nguồn lực, các biện pháp tổ chức quản lý).