-
1.2.2.1. Tạo môi trường pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi cho phát triển
ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [22].
Trên cơ sở quy định của Luật du lịch, các quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình thực tiễn trong QLNN về du lịch của cấp tỉnhh vận dụng phù hợp với điều kiện TP Hạ Long về phân cấp, L/v tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu QLNN về du lịch như sau:
1.2.2.1. Tạo môi trường pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch du lịch
Theo chức năng này, để quản lý sự phát triển ngành du lịch tại địa phương, Nhà nước địa phương cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình (nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh địa phương, ra văn bản hướng dẫn, tổ chức thực thi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, đánh giá kết quả thực thi chính sách...), ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển ngành ở địa phương, nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước. Mục đích là thiết lập môi trường luật pháp đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, và tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Sở hữu và lợi ích là các mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể tham gia thị trường du lịch. Pháp luật thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các vấn đề đó. Cho nên môi trường pháp lý ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của các chủ thể tham gia thị trường du lịch. Luật pháp tác động đến các chủ thể thông qua các vấn đề sau: pháp luật xác định vị trí pháp lý của các chủ thể kinh tế trong ngành (tổ chức hoặc cá nhân). Thí dụ đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, điều đó được thể hiện ở nhiều chủ trương, chính sách đã được thể chế hoá. Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã... đều thừa nhận sự phát triển lâu dài, sự bình đẳng và lợi ích của các thành phần trên trước pháp luật. Luật pháp tạo ra luật chơi bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
đẳng cho các chủ thể kinh tế trên thị trường du lịch. Thông qua các chính sách đã luật hoá, Nhà nước khuyến khích các chủ thể kinh tế trong ngành phát triển kinh doanh theo đúng hướng chiến lược, quy hoạch đã xác định; hạn chế các mặt tiêu cực có hại cho sự phát triển (các hiện tượng xâm hại đến tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái, các tệ nạn xã hội...).
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành; pháp lệnh, nghị quyết do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; Quyết định, chỉ thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Thông tư, quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng và cơ quan ngang bộ ban hành; Nghị quyết của Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức KT-XH; Văn bản của HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh ban hành để thi hành các văn bản quy phạm pháp luật cấp trên ban hành; văn bản của UBND để thi hành nghị quyết của HĐND cùng cấp gồm các quyết định, chỉ thị.
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước trung ương, và địa phương được luật hoá dưới dạng các văn bản trên. Việc tổ chức nghiên cứu ban hành các văn bản luật hoá các chính sách, chủ trương là một khoa học, cần được thực hiện theo các quy trình khoa học, nghiêm túc, với những phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp. Chính sách cần được các bên có liên quan, và các nhóm dân cư không có cùng lợi ích thảo luận, xin ý kiến để xem xét hoàn thiện. Trong quá trình thực thi chính sách cần có các cuộc "đánh giá" nghiêm túc, khoa học để hoàn thiện, bổ sung hay sửa đổi chính sách. Đối với sự phát triển của ngành du lịch ở một địa phương các văn bản và chính sách sau đây có tác động trực tiếp: Luật Du lịch, Luật Đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính - tín dụng, chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ngành du lịch; chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách đất đai; chính sách giá cả các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch, chính sách cạnh tranh.