Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 64 - 66)

-

3.2.1.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của TP Hạ Long trong thời gian qua có sự phát triển nhanh về số lượng. Tính đến hết năm 2012, TP Hạ Long có khoảng 20.000 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch, chiếm khoảng 4% tổng số nhân lực du lịch trực tiếp của cả nước. Đội ngũ lao động trực tiếp ngành du lịch không chỉ gia tăng về số lượng mà chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, lực lượng lao động ngành du lịch của TP tuy đông nhưng vấn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Tính đến năm 2012, lao động trực tiếp phục vụ du lịch, trình độ trên đại học chỉ có chưa đầy 0,5%, 15% trình độ đại học, 35% trình độ trung cấp, sơ cấp nghề và chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn; lao động phổ thông học nghề tại chỗ chiếm 49,5%.

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động qua đào tạo trong ngành du lịch của TP Hạ Long năm 2012

TT Theo trình độ Cơ cấu

1 Đại học trở lên 0,5%

2 Đại học 15%

2 Trung học chuyên nghiệp 35%

3 Nhân viên nghiệp vụ đã qua đào tạo 49,5%

Nguồn: UBND thành phố Hạ Long

Tuy nhiên, hiện nguồn nhân lực trong ngành du lịch của TP Hạ Long có khoảng 40% chưa biết ngoại ngữ, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh, ngư dân, nông dân kinh doanh dịch vụ trên vịnh Hạ Long. Như vậy, tính đến nay còn có tới gần 60% nhân lực du lịch trực tiếp của tỉnh chưa được đào tạo chuyên ngành. Lực lượng lao động gián tiếp trong ngành du lịch, tuy trình độ có cao, nhưng rất ít người làm việc đúng chuyên ngành. Điều đáng nói nữa là, đa số nhân lực chỉ được đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch hoặc các nghề lễ tân, hướng dẫn trong khi đó nhân lực các nghề chế biến món ăn, phục vụ buồng, bàn thì chưa được người học ưa chuộng dù nhu cầu của thị trường là rất lớn.

Nhìn chung, phần lớn lao động trong ngành du lịch còn yếu về kiến thức chuyên môn và bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long đã và đang triển khai một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, đội ngũ lao động làm việc trong ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)