Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước tại ngân hàng nhà nước việt nam - chi nhánh thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

- Cơ sở pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ: Hiện nay đã có luật Ngân hàng Nhà nước và luật Các tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2010,

3.3.3Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

* Các giải pháp khác

3.3.3Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Sớm ban hành, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hai luật ngân hàng và các văn bản liên quan đến tổ chức hoạt động ngân hàng không còn phù hợp để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra. Cơ sở pháp lý về hoạt động thanh tra ngân hàng hiện nay còn nhiều bất cập, vì vậy trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của NHNN cũng như hoạt động của NHTM. Luật NHNN, Luật thanh tra và Luật các tổ chức tín dụng đã đi vào cuộc sống, nhưng nhiều văn bản hướng dẫn chưa được ban hành, dẫn đến các thanh tra viên khi đi làm rất lúng túng. Nhiều vụ việc giống nhau, nhưng vì chưa có văn bản hướng dẫn nên thanh tra các nơi kết luận khác nhau. Nhiều việc rõ ràng là có sai phạm nhưng chưa có văn bản cụ thể điều chỉnh nên thanh tra không kết luận được. Vì vậy, trong thời gian tới, cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra của NHNN để đảm bảo hoạt động thanh tra đối với các chi nhánh NHTM nhà nước đựợc hiệu quả, góp phần giúp các NHTM hoạt động đúng pháp luật, an toàn, bền vững.

+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư quy định quy trình thanh tra về chuyên ngành ngân hàng, Thông tư quy định Quy trình giám sát rủi ro tài chính đối với các TCTD riêng lẻ; Thông tư quy định Quy trình đánh giá các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS đối với các TCTD riêng lẻ; Thông tư quy định quy trình đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản lý rủi ro, tình hình tài chính và hoạt động của TCTD; Thông tư quy định Quy trình thanh tra trong môi trường tin học.

+ Hoàn thiện các quy định cụ thể điều kiện vay vốn của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng của các TCTD, theo đó phải quy định rõ thế nào là phương án khả thi, thế nào là có khả năng tài chính... để các thanh tra viên khi đi thanh tra tại chỗ có cơ sở để kết luận.

+ Hoàn thiện các quy định về an toàn và giới hạn rủi ro trong hoạt động của các TCTD.

+ Hoàn thiện và ban hành mới các chuẩn mực kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế đối với các nghiệp vụ ngân hàng mới, sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản theo hướng mở có tính đến nghiệp vụ mà các ngân hàng tại Việt Nam sẽ thực hiện trong thời gian tới.

+ Để công tác phân tích, giám sát từ xa đối với các chi nhánh của TCTD có hiệu quả hơn, NHNN cần có văn bản quy phạm pháp luật về chế độ thông tin báo cáo, quy định TCTD phải gửi chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố các chỉ tiêu, kế hoạch tháng, quý, năm, kể cả việc sửa đổi mà TCTD (Tổng giám đốc) giao cho các chi nhánh.

- Hoàn thiện và đổi mới về mô hình tổ chức hoạt động thanh tra giám sát từ NHNN Việt Nam đến các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố

Hiện nay, theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Thanh tra các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về

chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đồng thời lại chịu sự quản lý hành chính của giám đốc NHNN chi nhánh. Mô hình hiện nay khi đi vào vận hành đã thể hiện sự bất hợp lý như: làm cho hệ thống thanh tra ngân hàng không tập trung, thống nhất. Sự chỉ đạo của thanh tra trung ương xuống thanh tra chi nhánh không được kịp thời vì phải qua giám đốc chi nhánh. Sự điều hành đôi khi chồng chéo giữa Cơ quan thanh tra và giám đốc chi nhánh…Điều này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mô hình tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát.

Trong thời gian tới, theo tác giả mục tiêu đổi mới của thanh tra ngân hàng là tạo ra một tổ chức thanh tra chuyên ngành, độc lập và thống nhất từ trung ương đến điạ phương. Như vậy chúng ta phải tách thanh tra chi nhánh ngân hàng ra khỏi bộ máy cuả NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố để tạo nên bộ máy tổ chức thanh tra ngân hàng khép kín, độc lập từ trung ương đến điạ phương, có thể theo mô hình sau:

: quan hệ chỉ đạo, điều hành : quan hệ phối hợp

Sơ đồ 3.1: Bộ máy thanh tra ngân hàng Nhà nước Việt nam

Theo mô hình này thì thanh tra trung ương được quyền quản lý toàn ngành từ trung ương đến các đơn vị thanh tra khu vực. Quan hệ giữa thanh tra khu vực với chi nhánh NHNN nơi đóng trụ sở là quan hệ tác nghiệp, đồng cấp và là cấp dưới của thanh tra trung ương, thể hiện như sau:

Ngân hàng Nhà nước Thanh tra Nhà nước

Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng

Các phòng thanh

tra trung ương Thanh tra ngân hàng trung ương khu vực

TCTD phi ngân

- Thanh tra trung ương không thực hiện chức năng thanh tra hội sở chính của các NHTM mà chuyên về hoạch định chính sách, chế độ, giám sát, xây dựng chương trình, tổ chức đoàn thanh tra…

- Thanh tra khu vực sẽ chỉ tập trung vào thanh tra, giám sát hội sở chính các NHTM mà không tổ chức đoàn thanh tra riêng lẻ các chi nhánh NHTM như hiện nay nữa vì:

Các chi nhánh NHTM không phải là pháp nhân, ở đây không có chỉ tiêu pháp lý nào để thanh tra ngân hàng làm tiêu chuẩn đánh giá cho từng chi nhánh. Mặt khác, mọi hoạt động của chi nhánh đều do Tổng giám đốc NHTM chỉ đạo chung và giao chỉ tiêu cho từng mảng nghiệp vu cụ thể. Vì vậy, trong thời gian tới khi tiến hành thanh tra tại chỗ nên thanh tra theo pháp nhân ngân hàng.

Việc Giám sát từ xa cũng không tiến hành như hiện nay nữa mà để thanh tra trung ương thực hiện đối vơi hội sở chính của ngân hàng thương mại. Vì mọi diễn biến tài chính của chi nhánh đều được và bắt buộc phải được thể hiện trên các tài khoản tương ứng ở hội sở chính.

Việc tổ chức thanh tra theo khu vực xóa bỏ được tình trạng cục bộ địa phương, sự thiếu nhất quán trong đánh gía, trong phương pháp và cách thức giám sát. Bên cạnh đó, tổ chức thanh tra theo ngành dọc giúp phân bổ nguồn lực thanh tra chủ động, hợp lý, tạo được hiệu qủa cao hơn trong công tác thanh tra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước tại ngân hàng nhà nước việt nam - chi nhánh thành phố hà nội (Trang 81 - 85)