Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra của NHNN Việt Nam Chi nhánh Hà Nội đối với các chi nhánh NHTMNN trên

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước tại ngân hàng nhà nước việt nam - chi nhánh thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

- Cơ sở pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ: Hiện nay đã có luật Ngân hàng Nhà nước và luật Các tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2010,

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA ĐỐI VỚI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

3.2.1.2 Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra của NHNN Việt Nam Chi nhánh Hà Nội đối với các chi nhánh NHTMNN trên

NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội đối với các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn.

Trong giai đoạn hiện nay hoạt động của các chi nhánh NHTM ngày càng tăng trưởng về quy mô, đa dạng hóa các loại hình hoạt động. Nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới phát sinh. Để hoạt động thanh tra có chất lượng và đạt được mục tiêu thanh tra phục vụ cho công tác quản lý của NHNN đòi hỏi trong thời gian tới cần đổi mới về phương thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra của NHNN Việt Nam - chi nhánh Hà Nội đối với các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn, cụ thể:

- Việc chỉ đạo điều hành hoạt động thanh tra đối với các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn phải phù hợp với đặc điểm và hoạt động thực tế của NHTM, có sự chỉ đạo kịp thời của NH NN Việt Nam phối hợp kịp thời với NHNN các chi nhánh tỉnh, thành phố và các cơ quan hữu quan.

-Lãnh đạo chi nhánh cần chỉ đạo kịp thời công tác lập chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm, định kỳ, đột xuất theo chỉ đạo của NHNN Việt nam và kế hoạch của chi nhánh. Chú trọng xây dựng nội dung thanh tra đảm bảo phù hợp với hoạt động đa dạng và phong phú của NHTM. Hàng năm hoạt động thanh tra của chi nhánh phải xây dựng được chương trình, kế hoạch thanh tra cho toàn khối các NHTM, cũng như đối với các chi nhánh NHTMNN. Trong đó phải xác định trọng tâm, trọng điểm các nội dung, lĩnh vực cần thanh tra, xác định được đối tượng phải thanh tra toàn diện trong năm để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Kế hoạch hoạt động thanh tra của NHNN chi nhánh được xem như phần kế hoạch cứng để thanh tra giám sát thực hiện. Các nội dung, lĩnh vực hoặc các chi nhánh NHTM không có trong kế hoạch chung của toàn hệ thống, xét thấy cần thiết thanh tra NHNN chi nhánh có thể lập kế hoạch bổ sung để thực hiện thanh tra.

Việc lập bổ sung chương trình, kế hoạch trên có tác dụng vừa đảm bảo tính tập trung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính tự chịu trách nhiệm,

tính xác thực của thanh tra chi nhánh; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, đảm bảo được mục tiêu giữ an toàn trong hệ thống; Nâng cao chất lượng và tăng cường hoạt động thanh tra, công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo thanh tra để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của đoàn thanh tra nhằm đưa ra hướng xử lý kịp thời, giải quyết vướng mắc khó khăn trong quá trình thanh tra.

- Quá trình chỉ đạo họat động thanh tra nhằm thu thập, xử lý giải quyết các trường hợp có liên quan đến hoạt động của NHTM và liên quan đến hoạt động của đoàn thanh tra để phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành cuả NHNN chi nhánh và NHNN Việt Nam. Tuy nhiên cần phải chọn lọc để những thông tin chính xác, khách quan, độ tin cậy cao. Hoạt động thanh tra cần sơ kết, tổng kết, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm trong phương thức chỉ đạo điều hành đối với NHTM, trên cơ sở đó đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành để hoạt động thanh tra có hiệu lực, hiệu quả.

- Thực hiện tốt công tác xử lý sau thanh tra để nâng cao hiệu lực trong công tác quản lý đối với hoạt động ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng thanh tra của chi nhánh. Cần phải coi trọng đúng mức công tác xử lý sau thanh tra, xem đây là khâu cuối cùng quyết định đến hiệu lực của kết luận thanh tra.

Hoạt động thanh tra của chi nhánh chỉ có hiệu quả, tính thực thi khi các kiến nghị của thanh tra ngân hàng được thực hiện một cách nghiêm túc. Trong thời gian tới NHNN cần ban hành quy định, chế tài cụ thể các nội dung, công việc cần xử lý sau thanh tra. Sau khi có kết luận thanh tra để có hiệu lực pháp luật, thanh tra NHNN chi nhánh phải thực hiện các nội dung sau:

+ Ban hành văn bản hoặc tham mưu cho Giám đốc chi nhánh có văn bản chỉ đạo đối tượng được thanh tra thực hiện nghiêm túc kết luận và các kiến nghị thanh tra.

+ Báo cáo kịp thời lên Thống đốc hoặc thanh tra NHNN các kiến nghị vượt thẩm quyền, các kiến nghị có liên quan đến HĐQT, Tổng giám đốc ngân hàng, liên quan đến các bộ ngành, chỉnh sửa quy chế.

+ Theo dõi đôn đốc, thực hiện của đối tượng thanh tra, việc thực hiện các kiến nghị thanh tra; xét thấy cần thiết kịp thời báo cáo, có hướng xử lý kịp thời nhằm buộc đối tượng thanh tra thực hiện các kiến nghị.

- Tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đối với thanh tra chi nhánh nhằm tăng tính tập trung, thống nhất trong công tác thanh tra, hạn chế sự tách biệt giữa thanh tra trung ương, địa phương, giữa các chi nhánh với nhau trong việc xử lý, kết luận nội dung, vụ việc thanh tra giữa các ngân hàng.

Cần quy định lại trách nhiệm và quyền hạn của Chánh thanh tra trung ương, Giám đốc chi nhánh theo hướng tăng thêm quyền hạn, trách nhiệm của Chánh thanh tra. Hàng năm Chánh thanh tra cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trách nhiệm của Giám đốc và Chánh thanh tra chi nhánh trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước tại ngân hàng nhà nước việt nam - chi nhánh thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w