CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA ĐỐI VỚI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
2.2.1.1 Về mạng lưới hoạt động
Sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước bắt đầu quá trình thay đổi mạnh mẽ, căn bản và toàn diện, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, NHTM Nhà nước tiếp tục đổi mới để trở thành công cụ huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Thủ đô nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Đặc biệt các NHTM Nhà nước giai đoạn 2008 -2010 có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, tăng trưởng số lượng mạng lưới hoạt động các chi nhánh. Năm 2008 ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngoại thương Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa thành NHTMCP công thương và NHTMCP Ngoại thương; nhưng Nhà nước chiếm cổ phần chi phối.
Giai đoạn 2007 - 2010, số lượng các chi nhánh NHTM Nhà nước và các phòng giao dịch tăng trưởng khá nhanh từ khi NHNN ban hành Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN ngày 16/6/2006 về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại; trong đó Điều 17 quy định rõ: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, các NHTM phải rà soát toàn bộ hệ thống mạng lưới hoạt động
gồm: sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, phải tự điều chỉnh mạng lưới hoạt động đảm bảo theo quy định. Trước khi có Quyết định 888/2006/QĐ-NHNN cơ cấu tổ chức của các ngân hàng thương mại Nhà nước gồm: hội sở chính, dưới đó là các chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 (trực thuộc chi nhánh cấp 1), các phòng, điểm giao dịch. Sau khi Quyết định trên có hiệu lực, hầu hết các chi nhánh cấp 2 chuyển thành chi nhánh và một số chuyển thành phòng giao dịch. Trong khối NHTMNN thì Ngân hàng No&PTNT Việt nam là hệ thống có mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch nhiều nhất trên địa bàn. Mặt khác, các ngân hàng đã thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch trong giai đoạn này, góp phần mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị phần hoạt động trên địa bàn. Tính đến 31/12/2010, tổng mạng lưới hoạt động của các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn là..., trong đó có 84 chi nhánh, tăng ...chi nhánh so với năm 2008 và...tăng ..chi nhánh so với năm 2007. Cụ thể: số lượng màng lưới các chi nhánh NHTMNN giai đoạn 2007-2010 theo bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Số lượng các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2007-2010
Tên chi
nhánh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Công thương 12 16 20(02 SGD) 20(02 SGD) Đầu tư 10 17 19(02 SGD) 19(02 SGD) Nông nghiệp 17 31 35(01 SGD) 35(01 SGD) Ngoại thương 05 05 08(01 SGD) 08(01 SGD) Nhà ĐBSCL 01 02 02 02 Tổng số 45 73 84 84
(Nguồn số liệu: Báo cáo NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội)
Việc mở rộng mạng lưới hoạt động của các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tiếp theo là sự suy thoái kinh tế năm 2009 dẫn đến sự cạnh tranh giữa các chi nhánh ngày càng khốc liệt. Điều này đòi hỏi các nhà Quản trị điều hành ngân hàng phải thực hiện nghiêm
túc chủ trương của NHNN, xây dựng những chính sách trong hoạt động ngân hàng một cách phù hợp nhằm phát triển an toàn, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.