Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước tại ngân hàng nhà nước việt nam - chi nhánh thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

- Cơ sở pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ: Hiện nay đã có luật Ngân hàng Nhà nước và luật Các tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2010,

a. Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa

Giám sát từ xa thực sự là phương thức hiện đại, đáp ứng được yêu cầu quản lý của ngân hàng vì nó giám sát một cách thường xuyên dựa trên các báo cáo, tình hình hoạt động của các NHTM và ít gây phiền hà đối với các NHTM. Do đó, trong công tác điều hành, quản lý của NHNN cần phải tiếp tục nghiên cứu, đổi mới và hoàn thiện phương thức GSTX theo các hướng sau:

Thứ nhất, thống nhất nội dung báo cáo giám sát:

- Thống nhất nội dung báo cáo xếp hạng các tổ chức tín dụng: Phải quy định rõ các chỉ tiêu đánh giá, xếp hàng các tổ chức tín dụng, từ đó xếp hạng các TCTD theo các chỉ tiêu đó.

- Thống nhất nội dung trong báo cáo cảnh báo sớm: Phải xây dựng các tiêu chí trong hệ thống cảnh báo sớm, các chỉ tiêu hoạt động của TCTD khi nào thì cần cảnh báo, khi nào là hoạt động hiệu quả cần phải xác định rõ ràng.

- Thống nhất nội dung báo cáo tiền thanh tra: Để phục vụ cho cuộc thanh tra tại chỗ được hiệu quả, Thanh tra chi nhánh cần quy định cụ thể giám sát từ xa cung cấp cho thanh tra tại chỗ nội dung giám sát về TCTD. Vì vậy, giám sát từ xa cần thống nhất nội dung báo cáo phục vụ cho thanh tra tại chỗ về các chỉ tiêu phản ánh các hoạt động của NHTM, cũng như các nhận xét, đánh giá, phân tích của giám sát từ xa về hoạt động của NHTM, để từ đó thanh tra tại chỗ có cái nhìn toàn diện về NHTM, tìm ra được lĩnh vực trọng điểm, chủ yếu để làm trọng tâm thanh tra.

Ngoài ra cần xây dựng quy chế phân tích giám sát NHTM theo một quy tắc chung. Phải quy định rõ ràng từng bước phân tích, cách thức phân tích đánh gía thống nhất những vấn đề chủ yếu của NHTM.

Cán bộ làm công tác giám sát cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc các NHTM thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo thông tư 21 của thống đốc NHNN hiện nay. Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của nguồn thông tin dữ liệu, tiến hành tra soát, chấn chỉnh các NHTMCP báo cáo không đúng theo quy định;

Thứ hai, hoàn thiện quy trình giám sát:

- Hoàn thiện các chỉ tiêu giám sát: Các chỉ tiêu giám sát phải được đánh giá đầy đủ theo tiêu thức CAMELS. Đó là, mức độ đầy đủ vốn, chất lượng vốn (C); diễn biến và chất lượng tài sản Có (A); về quản lý điều hành (M); mức thu nhập, tính ổn định, tính bền vững của thu nhập (E); về khả năng chi trả (L); về độ nhạy cảm của thị trường (S).

- Cần tập trung giám sát đối với hội sở chính của các NHTM, việc giám sát chi nhánh là nhằm hỗ trợ cho việc giám sát đối với hội sở chính, không nên coi giám sát đối với chi nhánh là giám sát độc lập, tách rời khỏi hoạt động giám sát với hội sở chính của các NHTMNN vì chi nhánh các NHTMNN không phải là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập và kết quả kinh doanh của chi nhánh chịu sự điều hành của hội sở chính.

Hơn nữa, để đảm bảo tính hệ thống, chi tiết, đầy đủ và chính xác, hoạt động giám sát cần căn cứ vào bảng cân đối tổng hợp và cân đối chi tiết của NHTMNN, không nên chỉ tập trung vào cân đối bậc 3 như hiện nay.

Thứ ba, áp dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác giám sát

- Nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác giám sát từ xa, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Trước hết, phải đầu tư thêm hệ thống máy tính và các trang thiếy bị có cấu hình đủ mạnh. Máy chủ đặt ở phòng giám sát từ xa có dung lượng bộ nhớ đủ để quản lý tập trung công tác giám sát từ xa, đối với các phòng thanh tra tại chỗ đặt máy trạm để có thể truy cập được.

- Xây dựng lại phần mềm của chương trình giám sát để đủ mạnh cho phép người sử dụng thực hiện các công việc chỉ với những kiến thức sử dụng cơ bản về công nghệ thông tin, có thể chủ động khai thác các báo cáo theo yêu cầu; cung cấp báo cáo trên máy tính dưới dạng mẫu biểu chi tiết, tổng hợp hoặc đồ thị; Cho phép các mức khai thác dữ liệu: tổng thể hoặc chi tiết; biến động theo thời gian, so sánh giữa các đối tượng báo cáo; Khai thác trực tiếp dữ liệu trên mạng nội bộ; Có các công cụ hỗ trợ quản lý người sử dụng, an toàn, bảo mật dữ liệu báo cáo theo thẩm quyền khai thác; tạo lập và phân phối báo cáo đến người sử dụng trên mạng hoặc qua hệ thống thư điện tử; cung cấp các mô hình phân tích, dự báo.

Thứ tư, đào tạo cán bộ làm công tác giám sát có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cuả công tác giám sát.

Cán bộ làm công tác giám sát tại chi nhánh hiện nay thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới, cần tiến hành đào tạo lại cho đội ngũ làm công tác giám sát, mặt khác cũng cần chú trọng công tác tuyển dụng để bổ sung đội ngũ kế cận, nhằm đáp ứng nhiệm vụ của công tác giám sát.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước tại ngân hàng nhà nước việt nam - chi nhánh thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w