- Cơ sở pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ: Hiện nay đã có luật Ngân hàng Nhà nước và luật Các tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2010,
b. Hoàn thiện phương pháp thanh tra tại chỗ
3.2.1.4 Đẩy mạnh việc chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro
cơ sở rủi ro
Đổi mới công tác thanh tra ngân hàng theo hướng chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro để đánh gía toàn diện về tổ chức và hoạt động của TCTD, cần tập trung vào những vấn đề sau:
+ Phải có một hệ thống các cơ chế chính sách quy định chặt chẽ và những tiêu chí cụ thể để đo lường từng loại rủi ro trong hoạt động của TCTD. Các cơ chế chí cụ thể có thể định lượng hay định tính và kệt hợp cả định lượng và định tính trong việc xác định từng loại rủi ro trong hoạt động.
+ TCTD khi xây dựng quy chế quản trị rủi ro phải có tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản trị rủi ro này. Thực tế cho thấy thời gian qua nhiều quy chế được TCTD ban hành áp dụng nhưng hầu như chưa có sự đánh gía nhận xét về kết quả thực hiện các quy chế đó. Việc này đã hạn chế rất nhiều đến việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của các TCTD
+ Xây dựng và chuẩn hóa thông tin đầu vào trong công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro thì việc đầu tiên, quan trọng nhất là phải có hệ thống thông tin đầu vào chuẩn hóa. Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng một hệ thống thống nhất số liệu cho từng mục tiêu giám sát rủi ro. Trong việc thu thập thông tin đầu vào cần chú ý
các vấn đề sau: phải xác định thông tin nào cần cho công tác giám sát phân tích, sau đó xác định cần thông tin ở mức độ nào (thường xuyên hay định kỳ), trình bày thông tin như thế nào. Phải cử cán bộ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng để thực hiện phân tích các chỉ tiêu giám sát. Thông qua phân tích hoạt động ngân hàng phải nắm rõ các rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu và phương pháp quản lý các rủi ro đó. Cán bộ thực hiện thanh tra, giám sát phải phân tích được rủi ro, đánh giá mức độ, xác định nguyên nhân rủi ro để đưa ra những cảnh báo hay kiến nghị thích hợp và kịp thời. Đồng thời cần phải có những kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về phòng chống rủi ro cho phù hợp với thực tiễn.
+ Xây dựng một cơ chế phối hợp thông tin chặt chẽ, khoa học giữa Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng với thanh tra chi nhánh.
Trên cơ sở thông tin đầu vào được chuẩn hóa nên quy định cụ thể chức năng tiếp nhận và xử lý thông tin thống nhất từ Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng với các thanh tra giám sát chi nhánh. Đồng thời phân cấp cụ thể cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quản lý thông tin ở cấp chi nhánh để linh động trong việc quản lý, giám sát họat động các chi nhánh NHTM. Từ sự thông tin hai chiều và phân cấp quản lý cụ thể sẽ thuận tiện hơn trong việc xác định đưa ra phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở ruỉ ro một cách phù hợp.
Việc sử dụng phương pháp thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro trong thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD là yêu cầu cần thiết với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, khi tiến hành thanh tra hoạt động của các TCTD không phải bỏ qua phương pháp thanh tra tuân thủ mà ta sử dụng kết hợp cả hai phương pháp thanh tra trên. Trong đó phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro được sử dụng làm phướng pháp chính và kết quả của nó sẽ là căn cứ để thực hiện phương pháp thanh tra tuân thủ cho bước tiếp theo của cuộc thanh tra.