VI. Phối hợp các lực lƣợng tham gia XHHGD
5. Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện cơ chế vận hành
XHHGD THCS có kết quả 0,27 0,00 Hoàn toàn có sơ sở để nhận định có mối tương quan thuận và khá chặt chẽ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Kết quả tương quan này hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê. Chứng tỏ mặt nhận thức, các cá nhân đánh giá rất cao mức độ cần thiết và trong thực tế, các biện pháp này hoàn toàn có thể áp dụng và thực hiện vào hoạt động XHHGD THCS. Khi đánh giá mức độ nhận thức của các cá nhân về các biện pháp nâng cao hoạt động XHHGD THCS thì sẽ có cơ sở lí luận để tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp, ngược lại khi thấy được hiệu quả của các biện pháp mà các lực lượng đã tham gia tiến hành các hoạt động XHHGD THCS, chúng ta có thể đánh giá được mức độ nhận thức về sự cần thiết của họ.
*Tiểu kết chƣơng 3
Biện pháp quản lý XHHGD trường THCS ở thành phố Bắc Ninh bao gồm nhóm năm biện pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học của lý luận quản lý giáo dục về XHHGD, dựa vào các nguyên tắc hoạt động XHHGD, dựa trên sự phân tích yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới công tác XHHGD của hiệu trưởng tiễn cho việc đề ra các biện pháp quản lý XHHGD trường THCS ở thành phố Bắc Ninh. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố nói trung của mỗi xã phường trong thành phố nói riêng, thực hiện đúng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về XHHGD. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý XHHGD đã được tổ chức kiểm chứng. Các biện pháp đề xuất đều mang tính khả thi, mỗi biện pháp đều được xác định rõ mục tiêu biện pháp, nội dung và cách thực hiện, điều kiện để thực hiện các biện pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận chung 1.Kết luận chung
XHHGD THCS là một quá trình mà cả cộng đồng và xã hội cùng tham gia vào giáo dục. Trong đó mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn, thống nhất. Đồng thời các tỏ chức, gia đình và công dân được hưởng các lợi ích từ giáo dục.
Xã hội hoá giáo dục THCS là huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục THCS, coi sự nghiệp phát triển giáo dục THCS là sự nghiệp của toàn xã hội, đồng thời đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong thừa hưởng nền giáo dục THCS, tạo môi trường giáo dục trẻ em lành mạnh, thân thiện và thống nhất.
Quản lý XHHGD trường THCS là hoạt động có định hướng, có chủ đích của người hiệu trưởng đến các khách thể quản lý, các lực lượng tổ chức đoàn thể, tổ chức cá nhân trong quá trình huy động các lượng lượng xã hội tham gia phát triển trường THCS nhằm đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, nội dung, chương trình và chất lượng giáo dụcTHCS theo yêu cầu của xã hội.
Quản lý XHHGD THCS của hiệu trưởng bao gồm việc lập kế hoạch; tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch; giám sát- kiểm tra, đánh giá thực hiện XHHGD trường THCS với việc coi trong đánh giá của nhà trường; tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn đầu tư khác, khai thác triệt để tiềm năng của xã hội để phát triển hệ thống giáo dục THCS.
Thực trạng, công tác XHHGD trường THCS trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã được triển khai tuy nhiên hệ thống trường lớp được phát triển chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, trên địa bàn thành phố chưa có trường dân lập, nguồn kinh phí thu từ dân đóng góp để phát triển giáo dục trên địa bàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
còn nhiều hạn chế. cơ sở vật chất ở một số nơi còn thiếu, nghèo nàn và lạc hậu, cơ sở vật chất ở một số trường chưa tương xứng với tiềm lực của địa phương.
Để khắc phục thực trạng nêu trên, chúng tôi đã đề xuất năm biện pháp tăng cường XHHGD nhằm phát triển trường THCS trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, các biện pháp đề xuất đều được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế và mang tính khả thi.
Đề tài nghiên cứu là sự nghiêm túc tiếp thu quan điểm nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước trên một lĩnh vực quan trọng đặc biệt, lĩnh vực mà mọi quyết sách, chính sách của Đảng quan tâm trước hết đó là giáo dục, đào tạo." giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu". Sản phẩm của giáo dục phải là sản phẩm được xã hội hoá. Do đó, xã hội hoá giáo dục là vấn đề phải được nghiên cứu, tổng kết thường xuyên và phải có biện pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục hạn chế kịp thời là yêu cầu đặt ra thường xuyên cho cả xã hội, nhất là chủ thể trực tiếp làm công tác giáo dục, trong đó, quan trọng nhất là những nhà quản lý đứng đầu. Cổ nhân đã tổng kết "cán bộ nào, phong trào ấy", các nhà Lý luận kinh điển thì chỉ rõ vai trò làm nên lịch sử quần chúng nhưng cũng đánh giá tầm quan trọng to lớn của các vĩ nhân (người đứng đầu lãnh đạo phong trào có tài năng vượt trội), Hồ Chí Minh thì chỉ rõ công việc thành công hay thất bại yếu tố quyết định chính là do cán bộ. Có thể khẳng định đề tài này khảo sát trên một phạm vi không rộng nhưng đã phát hiện đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý xã hội hoá giáo dục của hiệu trưởng THCS xuất phát từ thực tiễn. Qua đó nêu cao trách nhiệm, tầm quan trọng của người đứng đầu, của cán bộ vì thế đây là đề tài có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Việc phát hiện đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý xã hội hoá giáo dục của hiệu trưởng nhà trường trên một địa bàn cụ thể nào đó còn là mảng đề tài để nhiều tác giả nhất là các nhà quản lý giáo dục cần đầu tư nghiên cứu