Nguyên tắc là những điều cơ bản được nhà nước hoặc một tổ chức XH định ra, đòi hỏi các thành viên trong xã hội hoặc các thành viên trong tổ chức phải tuân theo trong các công việc làm của mình. Quá trình tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện XHHGD THCS phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc lợi ích đối với mọi chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện XHHGD THCS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mỗi hoạt động XHHGD đều xuất phát từ nhu cầu, lợi ích. XHHGD THCS chỉ có ý nghĩa một khi nó mang đến lợi ích thiết thực, cụ thể, thiết thân đối với từng gia đình, các tổ chức xã hội và tương lai của đất nước. Hoạt động hợp tác, đóng góp vật lực, tài lực của các lực lượng xã hội (LLXH) tham gia đóng góp vào sự nghiệp GD đều xuất phát từ nhu cầu, lợi ích. Cho nên XHHGD THCS phải quan tâm đầu tiên và ưu tiên việc thoả mãn nhu cầu của các bậc cha mẹ, của gia đình để đảm bảo cho trẻ được dạy dỗ trong một môi trường GD lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ. Đối với những gia đình hưởng chính sách xã hội, gia đình khó khăn được ưu đãi, miễn giảm học phí; mọi trẻ em đều được đến trường và được hưởng phúc lợi xã hội, quyền lợi về GD. Môi trường GD lành mạnh, tốt đẹp là điều kiện để các bậc cha mẹ yên tâm công tác, sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm và không tiếc tiền của, công sức đóng góp, đầu tư cho sự phát triển GDTHCS. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong mỗi gia đình, tham gia xây dựng và phát triển GD.
Các cấp lãnh đạo quản lý ở địa phương cũng đòi hỏi lợi ích thiết thực từ XHHGD cấp THCS có hiệu quả để làm cơ sở thực hiện mục tiêu KT - XH của địa phương. Mặt khác, từ các gia đình đến các cơ sở sản xuất doanh nghiệp cũng phải tính toán kinh tế, tính sự lỗ lãi từ những đóng góp cho GD, để có thể đem lại hiệu quả kinh tế và sự phát triển của tổ chức đó.
Trên cơ sở của nguyên tắc này, các cơ quan GD, các hiệu trưởng nhà trường THCS phải có những biện pháp, hình thức vận động, khuyến khích những mặt tích cực, huy động mọi thành viên trong xã hội chăm lo cho sự nghiệp phát triển GD, huy động các nguồn lực trong nhân dân, phù hợp với khả năng của họ để XHHGD THCS.
Thứ hai: Nguyên tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia của quá trình XHHGD THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các tổ chức cũng như từng gia đình đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, cụ thể của mình đối với sự phát triển sự nghiệp GD & ĐT, nhưng đều gặp nhau ở một sự hội tụ, đó là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển GD nói chung và GD THCS nói riêng, dành những điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia học tập. Mỗi tổ chức và các GĐ đó, trong quá trình XHHGD THCS tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của mình để phối hợp với Trường THCS tổ chức việc GD, xây dựng và bảo vệ môi trường GD lành mạnh, tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, đảm bảo chế độ chính sách đối với nhà trường, giáo viên và học sinh
Các cơ sở GD cần thường xuyên khai thác, phát huy, tranh thủ, khuyến khích tất cả các ban, ngành, tổ chức đoàn thể,... tham gia tích cực vào một số hoạt động thuộc lĩnh vực GD phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên THCS cần đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện những nhiệm vụ XHHGD, đưa ra các chủ trương, chính sách về GD THCS và trong Nghị quyết của các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền để huy động và tổ chức các LLXH tham gia và có trách nhiệm đối với sự nghiệp GD THCS.
Thứ ba: Nguyên tắc phát huy tính dân chủ, sự tự nguyện và đồng thuận của cộng đồng trong việc tham gia GD THCS.
Để XHHGD THCS phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả đối với cuộc sống cộng đồng và xã hội, thì một nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt sâu sắc đó là: “Dân chủ, tự nguyện, đồng thuận” nhằm thực hiện chủ trương “GD là sự nghiệp của quần chúng”, “Phát triển GD, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân” [27].
Dân chủ hoá GD là một tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong phát triển GD ở nước ta ở thời kỳ hội nhập. Dân chủ hoá GD THCS là thể hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hội đối với sự nghiệp phát triển GD THCS. Mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện đều được tham gia phát triển GD THCS; đều có quyền tham gia giám sát và kiểm soát chất lượng GD của nhà trường THCS: Phụ huynh học sinh, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đều có cơ hội tham gia góp ý xây dựng môi trường GD nhà trường, tổ chức các hoạt động GD học sinh, đánh giá kết quả GD học sinh trong các nhà trường, quản lý và nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp vv…NT,GĐ và XH có mối quan hệ đồng thuận, thân thiện, tự nguyện vì sự nghiệp GD.
Dân chủ hoá GD còn đòi hỏi phải công khai hoá hoạt động GD nhà trường, công khai về tuyển sinh, công khai về quá trình GD, công khai về chất lượng GD nhà trường, công khai hoá về sự đóng góp, đầu tư của xã hội để phát triển nhà trường. Việc công khai hoá các hoạt động được thực hiện trên bảng tin, trang web của trường, các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời phải tạo cơ hội cho tất cả trẻ em đến tuổi theo Luật GD được học THCS và đều có cơ hội được hưởng thụ nền GD THCS ngang như nhau, đảm bảo công bằng trong GD .
Dân chủ hoá GD nhà trường giúp giáo viên và học sinh có cơ hội phát triển tài năng và trí tuệ của mình góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện học sinh.
Thứ tư: Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế trong XHHGD THCS.
Pháp chế là sự hiện diện của pháp luật là điều kiện cần và đủ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội. Trong đó các cơ quan Nhà nước, các đơn vị, tổ chức KT - XH, cán bộ công nhân viên và mọi công dân đều phải tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
XHHGD THCS phải đặt trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật nói chung và Luật GD và điều lệ nhà trường nói riêng. Vì vậy các hoạt động XHHGD đều phải thực hiện đúng theo Luật GD đã đề ra, đồng thời hoạt động GD của các trường THCS ngoài công lập phải tuân thủ Pháp luật và Điều lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường phổ thông, tuân thủ những quy định của QLNN về GD, tuân thủ những quy định của ngành về GD THCS.
Ngoài ra, XHHGD THCS còn phải thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương, thực hiện theo chỉ thị, công văn hướng dẫn của chính quyền địa phương, cơ quan chịu trách nhiệm QLNN về GD ở địa phương về phát triển GD. Tránh những biểu hiện tiêu cực trong phát triển GD dẫn tới GD không đáp ứng yêu cầu xã hội, xa rời thực tiễn. Đảm bảo tính pháp chế trong XHHGD sẽ góp phần tạo nên môi trường GD lành mạnh, trong sạch, thống nhất, đồng thuận, đồng thời còn thể hiện tính dân chủ trong GD và phát triển GD nhà trường.
Thứ năm: Đảm bảo sự thống nhất giữa ngành và lãnh thổ trong XHHGD THCS.
XHHGD là một giải pháp phát triển GD trong thời kỳ hội nhập, nhưng hoạt động GD là một trong những hoạt động của Nhà nước, chịu sự giám sát và quản lý của Nhà nước, do đó XHHGD THCS chỉ đạt được hiệu quả cao khi nó đảm bảo sự thống nhất giữa ngành và lãnh thổ. Hay nói một cách khác, XHHGD THCS chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành GD, các cơ sở GD, chính quyền địa phương trong việc thực hiện mục tiêu GD THCS nói chung và mục tiêu XHHGD THCS nói riêng. Để thực hiện XHHGD THCS đòi hỏi ngành GD, cấp quản lý GD, chính quyền địa phương phải có sự thống nhất trong việc phân tích điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội ở địa phương; phân tích những yêu cầu của địa phương đối với sự phát triển GD THCS; phân tích các nguồn lực có thể huy động để phát triển GD THCS ở địa phương để thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, mở rộng quy mô các loại hình trường, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho GD, dạy học, nguồn lực giáo viên và cán bộ quản lý trường học vv...Sự kết hợp giữa ngành và địa phương trong việc XHHGD THCS phải tính đến cả trước mắt và lâu dài, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn đầu tư cho GD, khắc phục tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trạng mạnh ai nấy làm, hay trông chờ, ỷ nại vào cấp trên, hoặc tư tưởng khoán trắng trong đầu tư và phát triển GD THCS ở các địa phương.
Thứ sáu: Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch hoá trong XHHGD THCS.
Kế hoạch hoá là một chức năng thiết yếu của quản lý GD, mọi hoạt động quản lý GD đều phải tuân thủ nguyên tắc kế hoạch hoá mới có hiệu quả, tránh tình trạng GD mang tính tự phát, xa rời chủ trương đường lối chính sách GD của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc kế hoạch hoá trong XHHGD đòi hỏi việc đa dạng hoá các loại hình trường, nâng cấp hay mở rộng quy mô nhà trường, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho GD, việc huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực từ xã hội để phát triển nhà trường, việc tạo cơ hội học tập cho trẻ em trong độ tuổi đến trường THCS đều phải được tiến hành theo kế hoạch, có sự chuẩn bị về mục tiêu, nội dung, chương trình và những giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả của XHHGD. Kế hoạch hoá GD THCS phải mang tính dự báo, định hướng, xác định rõ tầm nhìn trong tương lai nhưng đồng thời phải có ý nghĩa sát thực với hoàn cảnh thực tiễn, phải chỉ rõ được các lực lượng liên đới trong việc thực thi kế hoạch, dự đoán trước những kết quả trong tương lai, các nguồn lực cần huy động và điều chỉnh kế hoạch nếu có. Kế hoạch XHHGD THCS phải được chia sẻ tới cán bộ giáo viên của nhà trường, tới các nhà quản lý, tới chính quyền địa phương, tới các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm giúp mọi người có nhận thức đúng về chủ trương và khai thác được tiềm năng sẵn có của các lực lượng trong xã hội để phát triển GD THCS, có như vậy thì công tác XHHGD THCS mới đem lại hiệu quả cao.