a) Khái niệm biện pháp
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành”[38]. Như vậy, biện pháp là hệ thống các cách làm được sử dụng để thực hiện những công việc cụ thể. Biện pháp khoa học và hợp lý thì công việc được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Theo từ điển Tiếng Việt (năm 2005) thì khái niệm “biện pháp” là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”[29]. Như vậy, đối với mỗi cá nhân, ta có thể hiểu “Biện pháp” là năng lực thực hiện của cá nhân đó nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
b) Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý chính là nội dung, cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của nhà quản lý về những lĩnh vực mà người quản lý chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong quá trình quản lý thì biện pháp quản lý là tổ hợp các nội dung, các cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết vấn đề của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý, để giải quyết những vấn đề cụ thể, làm cho hệ vận hành, phát triển đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý đề ra, phù hợp với đường lối, chiến lược giáo dục và chính sách của nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
c) Biện pháp quản lý XHHGD
Biện pháp quản lý XHHGD là cách thức, phương pháp giải quyết các vấn đề thuộc công tác XHHGD của chính quyền, cơ quan QLGD, cán bộ quản lý các cấp, tác động lên đối tượng quản lý trong công tác XHHGD ở mọi cấp và mọi loại hình DGĐT để đem lại chất lượng, hiệu quả các mục tiêu XHHGD, nhằm thực hiện tốt mục tiêu DGĐT.
d) Biện pháp quản lý XHHGD của hiệu trưởng THCS
*Biện pháp quản lý XHHGD THCS: là cách thức, phương pháp giải quyết cụ thể của chính quyền, cơ quan QLGD, cán bộ quản lý các trường THCS cấp xã, tác động lên đối tượng quản lý trong công tác XHHGD ở các trường THCS để làm biến đổi chất lượng, hiệu quả công tác XHHGD được giao và thực hiện mục tiêu GD ĐT tại các trường THCS theo đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước
* Biện pháp quản lý XHHGD của hiệu trưởng THCS: là cách thức, phương pháp giải quyết cụ thể của hiệu trưởng THCS, tác động lên đối tượng quản lý trong công tác XHHGD ở trường THCS và các đối tượng liên quan để làm biến đổi chất lượng, hiệu quả công tác XHHGD được giao và thực hiện mục tiêu GD ĐT tại trường THCS do hiệu trưởng lãnh đạo theo đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước.
* Tiểu kết chƣơng 1
Từ việc nêu lịch sử nghiên cứu vấn đề, khẳng định một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý XHHGD, những nguyên tắc cơ bản trong quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
XHHGD nói chung cũng như quản lý XHHGD trường THCS nói riêng, đã chỉ ra những vấn đề lý luận có tác dụng định hướng và vận dụng cho quản lý XHHGD của hiệu trưởng trường THCS ở thành phố Bắc Ninh.
Một trong những yếu tố để nâng cao hiệu quả của XHHGD THCS đó là đòi hỏi chính quyền địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ với Phòng GD, trường THCS để huy động mọi nguồn lực cùng tham gia phát triển GD THCS.
Muốn quản lý tốt hoạt động XHHGD ở các trường THCS ở thành phố Bắc Ninh cần nghiên cứu thực trạng công tác XHHGD, thực trạng quản lý XHHGD các trường THCS của Thành phố, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý khả thi. Nhiệm vụ nghiên cứu này sẽ được giải quyết ở chương 2 .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2