Đặc điểm văn hóa – giáo dục

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 42)

Do trình độ dân trí của nhân dân không đều, sự phân hoá trong đời sống của nhân dân còn rõ rệt, một bộ phận dân cư tiểu thương đô thị, có thu nhập trung bình, khá nhưng nhận thức về ý nghĩa và vai trò của giáo dục trong xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chưa thực sự đầy đủ nên dẫn đến chưa quan tâm đầy đủ đến con em mình trong học tập, tỷ lệ thanh thiếu niên được học hành có chất lượng, đỗ đạt và có công việc ổn định chưa cao. Đặc biệt tháng 8 năm 2007, thành phố Bắc Ninh tiếp nhận thêm 9 xã từ các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong với đại đa số phong trào giáo dục chưa cao so với các trường THCS cũ của thành phố

Cũng như các khu dân cư đô thị khác, các tệ nạn xã hội của thành phố Bắc Ninh chưa giảm mà còn có những yếu tố phức tạp, tinh vi hơn. Độ tuổi thanh thiếu niên là đối tượng mà tệ nạn xã hội hướng tới nên phần nào ảnh hưởng không tốt đến quản lý GD nói chung và quản lý XHHGD nói riêng của các hiệu trưởng trường THCS.

Hệ thống GD thành phố Bắc Ninh phát triển đồng đều. Trong những năm qua, GD và ĐT của thành phố luôn luôn là những đơn vị mạnh của tỉnh, đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác XHHGD của các trường THCS.

Kết quả thu được từ 168 phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được phân tích qua phép thống kê toán học, chia theo các mức độ khác nhau, cụ thể:

- 1điểm – 1,7điểm: mức độ thấp

- 1,71 điểm - 2,49 điểm: mức độ trung bình - 2,5 điểm – 3 điểm: mức độ cao

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 42)