Nêu cao vai trò trách nhiệm của hiệu trƣởng trong việc tăng cƣờng hiệu quả công tác tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong quản

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 105)

VI. Phối hợp các lực lƣợng tham gia XHHGD

5. Khả năng đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất của các lực lượng

3.4.5. Nêu cao vai trò trách nhiệm của hiệu trƣởng trong việc tăng cƣờng hiệu quả công tác tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong quản

hiệu quả công tác tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động XHHGD trƣờng THCS đảm bảo phát huy dân chủ.

*Mục tiêu của biện pháp:

Hiệu trưởng nhà trường cần theo dõi được tiến độ các hoạt động XHHGD của nhà trường nhằm thực hiện đúng kế hoạch, đồng thời biết được những thuận lợi cũng như khó khăn gì trong quá trình thực hiện kế hoạch XHHGD, có biện pháp trong từng giai đoạn phù hợp thực tiễn.

Đánh giá cụ thể kết quả từng công việc thực hiện hoạt động XHHGD xem có mang lại hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu đề ra hay không, đạt đến mức nào, Trên cơ sở đó hiệu trưởng đưa ra biện pháp xử lý tăng cường biện pháp hoặc điều chỉnh kế hoạch phù hợp tình hình mới.

Qua kiểm tra giám sát và đánh giá tổng kết, rút ra được những kinh nghiệm của kết quả đạt được và thất bại trong quản lý XHHGD thời gian tiếp theo phát huy được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế công tác XHHGD, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường.

Động viên khuyến khích được mọi người tham gia XHHGD, kích thích nhu cầu học tập và huy động sự tham gia của người dân trong cộng đồng vào quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình phát triển giáo dục THCS và huy động tối đa các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động XHHGD ở nhà trường THCS .

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Mọi hoạt động XHHGD của trường THCS cần được giám sát đánh giá thường xuyên và có đối chiếu với kế hoạch, đánh giá kết quả cụ thể từng công việc. Việc giám sát, đánh giá được thực hiện từ nội bộ hoặc từ các cơ quan bên ngoài để đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên, các cơ quan bên ngoài không thể theo sát tình hình thực tế của trường và không có điều kiện thường xuyên đánh giá. Vì vậy nên thành lập một tiểu ban đánh giá bao gồm cả đại diện nhà trường và đại diện bên ngoài, trong đó nhất thiết phải có đại diện của cộng đồng tham gia. Tuy nhiên cần coi trọng đánh giá từ phía giáo viên, từ phía nhà trường. Việc đánh giá đòi hỏi đảm bảo tính dân chủ, khách quan, toàn diện, công bố kết quả rõ ràng, tránh chủ nghĩa cá nhân làm kém hiệu quả công tác XHHGD.

*Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Phải có kinh phí dành riêng cho công tác này

- Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD không chỉ thực hiện ở một nhà trường, cần phải thực hiện một cách có hệ thống từ trường tới phòng GD & ĐT hoặc cao hơn nữa.

- Nhà trường cần tuyên truyền phổ biến mục đích của việc giám sát đánh giá hoạt động XHHGD đến cộng đồng, nhân sự tham gia hoạt động và các đối tác bên ngoài để nâng cao nhận thức và tự giác thực hiện tốt công tác này.

- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xây dựng cơ chế thực hiện tổ chức thảo luận dân chủ không chỉ khâu phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch, mà khâu kiểm tra giám sát, đánh giá và quá trình tổ chức thực thi kế hoạch và phát huy hiệu quả XHHGD vì mục tiêu chăm lo cho con em học tập nâng cao chất lượng, hoàn thành mục tiêu giáo dục trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức đối với thành phố thành phố, cũng cần đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, dân chủ công khai, thực hiện đúng pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệnh dân chủ . Đó là điều kiện quyết định đẩy mạng công tác XHHGD và đem lại hiệu quả quản lý XHHGD trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 105)