Biện pháp quản lý XHHGD của hiệu trƣởng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

1.3.2.2.1.Người hiệu trưởng THCS - chủ thể quản lý XHHGD THCS

a) Khái niệm người hiệu trưởng THCS

Theo Điều 54 luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi năm 2009: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”

b) Nhiệm vụ chức năng hiệu trưởng THCS

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người tổ chức, lãnh đạo và quản lý mọi hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm xây dựng môi trường GD thuận lợi. Xây đựng sự phối hợp của ban ngành có liên quan đến GD, Y tế, Thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dục thể thao, dân số môi trường…Hiệu trưởng nhà trường THCS có nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác quản lý XHHGD như sau:

- Thành lập ban chỉ đạo công tác XHHGD của nhà trường - Xây dựng kế hoạch XHHGD

- Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào GD: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh….

- Huy động các nguồn đầu tư trong xã hội cho GD: Nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của hội cha mẹ học sinh, hỗ trợ của các lực lượng xã hội khác: chính quyền địa phương, đơn vị kết nghĩa, các nhà tài trợ

- Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của ngành GD.

- Phối hợp với gia đình của học sinh để thành lập hội cha mẹ học sinh và cam kết GD học sinh

- Phối hợp với các tổ chức cơ sở, cộng đồng dân cư nơi học sinh ở đó để GD học sinh

Như vậy, hiệu trưởng nhà trường THCS là chủ thể quản lý, chịu trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động của nhà trường (trong đó có công tác XHHGD). theo chủ trương, đường lối phát triển GD của Đảng và nhà nước, thực thi quản lý XHHGD nhằm đảm bảo các mục tiêu, nội dung chương trình và chất lượng GD học sinh.

c) Chức năng quản lý XHHGD của hiệu trưởng THCS

Trong quản lý XHHGD, người hiệu trưởng cần thể hiện rõ vai trò trong quản lý mục tiêu, nội dung, biện pháp, nguyên tắc chỉ đạo và hình thức tổ chức XHHGD ở trường nơi công tác. Căn cứ vào các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của các cấp, ngành về XHHGD, những thuận lợi và khó khăn để tiến hành lập kế hoạch chỉ đạo XHHGD của nhà trường, xác định các biện pháp thực hiện, tổ chức thực hiện, đánh giá XHHGD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng Kế hoạch quản lý XHHGD trường THCS là sự xác định có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu sự phát triển XHHGD của nhà trường, xác định những biện pháp cơ bản để thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. Xây dựng kế hoạch bao gồm các bước: tiền kế hoạch, chẩn đoán, hình thành bản kế hoạch, hoàn chỉnh bản kế hoạch.

Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch: Nó chỉ ra con đường đi cho cả nhà quản lí lẫn từng thành viên, từ đó họ biết họ phải đóng góp gì để đạt mục tiêu. Giảm thiểu hoạt động trùng lặp, tạo khả năng hoạt động và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả; Giảm thiểu sự bất trắc bằng cách dự đoán những bất định, những thay đổi, tìm phương án đối phó với những bất định và những thay đổi đó; Hình thành mục tiêu làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá (ngoài và trong). Là phương tiện thực hiện dân chủ hóa GD và dân chủ hóa quản lí nhà trường một cách có hiệu quả. Người quản lí có cái nhìn tổng quan về hệ thống, làm việc chủ động và tự tin hơn.

Khi đã xây dựng kế hoạch, việc tiếp theo người hiệu trưởng quản lý tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đó.

Tổ chức thực hiện XHHGD, hiệu trưởng phân công tổ chức, nhóm cá nhân hoặc cá nhân phụ trách công việc sao cho phù hợp với nhu cầu, năng lực, sở trường, phù hợp với mục đích, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn để đảm bảo có hiệu quả trong việc huy động các lực lượng tham gia vào hoạt động XHHGD trường THCS. Hiệu trưởng phải có kế hoạch từng tháng trong năm học.

Trong công tác chỉ đạo, hiệu trưởng phải luôn đổi mới phong cách lãnh đạo, tránh áp đặt và thông tin một chiều.

Kiểm tra là một yếu tố cơ bản hết sức quan trọng của toàn bộ quá trình điều hành và tổ chức thực hiện XHHGD các trường THCS. Để làm tốt khâu này cần khảo sát tốt quá trình hoàn thành công việc, đối chiếu với kế hoạch, phát hiện những tồn tại để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Sơ kết, tổng kết để đánh giá kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quả đạt được của từng mặt và toàn bộ hoạt động, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động tiếp theo.

d) Vai trò của hiệu trưởng THCS trong quản lý XHHGD

Hiệu quả công tác XHHGD trường THCS phụ thuộc vào công tác tổ chức quản lý của nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng. Khi xác định vai trò, vị trí của người hiệu trưởng - người được giao quyền hạn và nhiệm vụ đối với hoạt động của nhà trường. Luật GD chương II, Điều 16 quy định: “ Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên có trình độ đạt chuẩn, đã dạy ít nhất 5 năm ở bậc trung học hoặc bậc cao hơn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý GD; có sức khỏe, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm”. Trong quản lý XHHGD, người hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp, nguyên tắc chỉ đạo, hình thức tổ chức,..., công tác XHHGD. Người hiệu trưởng phải là nhà GD có kinh nghiệm, nghệ thuật, uy tín về chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)