Đánh giá về quản lí XHHGD của hiệu trƣởng các trƣờng THC Sở thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 86)

VI. Phối hợp các lực lƣợng tham gia XHHGD

5. Khả năng đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất của các lực lượng

2.5. Đánh giá về quản lí XHHGD của hiệu trƣởng các trƣờng THC Sở thành phố Bắc Ninh

2.5. Đánh giá về quản lí XHHGD của hiệu trƣởng các trƣờng THCS ở thành phố Bắc Ninh phố Bắc Ninh

- Mặt tích cực:

+ Đánh giá các mặt quản lí giáo dục của hiệu trưởng. Đa số các ý kiến

đánh giá mức độ cần thiết của việc thực hiện các mặt quản lí giáo dục của hiệu trưởng ở mức tương đối cao và mức cao. Đây là điều kiện quan trọng để hiệu trưởng nhận thấy trách nhiệm của mình trước yếu cầu của xã hội cũng như các đối tượng có liên quan về việc thực hiện quản lí XHHGD. Các ý kiến đánh giá việc thực hiện các mặt quản lí còn ở mức trung bình, nhưng giữa mức độ cần thiết và mức độ hiệu quả có mối tương quan thuận. Cha mẹ học sinh và giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội nhìn nhận và đánh giá các mặt quản lí là rất cần thiết đối với hiệu trưởng.

+ Đánh giá các biện pháp cụ thể trong quản lí XHHGD của hiệu trưởng.

Nhìn chung các đối tượng đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đối với quản lí XHHGD của hiệu trưởng chủ yếu ở mức cao và rất cao. Như vậy, các đối tượng được nghiên cứu rất nhiều kì vọng vào việc quản lí của hiệu trưởng đối với quản lí XHHGD, nhằm nâng cao hơn nữa cả về chất lượng và số lượng XHHGD THCS.

+ Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động quản lí XHHGD của hiệu trưởng các THCS ở thành phố Bắc Ninh, trong đó nổi trội là các biện pháp như:

“Sự lãnh đạo của các cấp chính quyền nhà trường và các tổ chức xã hội”; “Nhận thức của các cấp quản lí, của giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội về XHHGD”. Điều đó cho thấy những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đều thuộc về chủ quan cuả những người lãnh đạo, do đó lãnh đạo cần phát huy hiệu quả của các hoạt động trên.

- Mặt hạn chế:

+ Đa số ý kiến đánh giá ở mức độ cần thiết các mặt quản lí giáo dục của hiệu trưởng là cao, nhưng trong số đó vẫn có những ý kiến đánh giá chưa cao,

chính vì vậy chưa phát huy được trách nhiệm, sự nhiệt tình của những cá nhân này vào việc cùng hiệu trưởng tham gia vào việc quản lí XHHGD, nên mức độ thực hiện chưa cao, mới chỉ dừng lại ở mức trung bình, dẫn đến kết quả kiểm định có mối tương quan thuận giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nhưng chưa chặt chẽ.

+ Việc thực hiện các biện pháp quản lí XHHGD THCS, về mặt nhận thức các ý kiến đánh giá rất cao và rất cao mức độ thực hiện, song bên canh đó còn có những cá nhân, lực lượng chưa tin vào sự chỉ đạo, cách tiến hành của hiệu trưởng nên họ đánh giá chưa cao mức độ cần thiết. Chính vì vậy, khâu tổ chức thực hiện, các đối tượng này chưa thực sự trở thành đội ngũ giúp việc hoặc hỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trợ, cùng cới hiệu trưởng tham gia quản lí xã hội hóa giáo dục. Nên kết quả mức độ thực hiện hầu hết chỉ ở mức trung bình. Ngoài ra kết quả kiểm định chỉ ra giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện có sự tương quan ở một số biện pháp, đa số không có mối tương quan, nghĩa là đánh giá về hai mức độ này còn chưa phù hợp.

- Nguyên nhân của những điểm mạnh và hạn chế trong công tác quản lí XHHGD THCS của hiệu trưởng.

+ Nguyên nhân của những thành công: Đa số những người tham gia trưng

cầu ý kiến cho rằng rất ủng hộ hiệu trưởng trong việc thực hiện quản lí XHHGD , đặc biệt là cha mẹ học sinh; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội. Việc triển khai các mặt quản lí, các biện pháp quản lí được đội ngũ trên nhiệt tình thực hiện. Những người làm công tác quản lí XHHGD cũng đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp các lực lượng, nắm bắt và triển khai các hoạt động XHHGD thường xuyên trong nhà trường và ngoài xã hội.

+ Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động XHHGD của hiệu trưởng là do, trước hết, bản thân những người làm công tác

quản lí còn chưa thể hiện rõ tính tích cực trong việc thực hiện quản lí XHHGD THCS. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, cha mẹ học sinh, lực lượng bên ngoài xã hội chưa tha thiết hoặc tích cực ủng hộ hiệu trưởng trong việc thực hiện các mặt quản lí và thực hiện các biện pháp nhằm thực hiện XHHGD THCS ở thành phố Bắc Ninh.

* Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này Luận văn đã trình bày kết quả nghiên cứu các vấn đề sau: Thực trạng thực hiện các mục tiêu XHHGD THCS

Thực trạng thực hiện các nội dung cơ bản về XHHGD THCS. Nhiệm vụ của các lực lượng GĐ, NT, XH trong việc XHHGD THCS.

Mức độ tham gia công tác XHHGD THCS tại địa phương của các đối tượng được nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực trạng quản lí XHHGD của hiệu trưởng các trường THCS .

Thực trạng các biện pháp quản lí XHHGD của hiệu trưởng các trường THCS .

Đánh giá về quản lí XHHGD của hiệu trưởng các trường THCS ở thành phố Bắc Ninh.

Để khắc phục một số tồn tại bất cập trong quản lý hoạt động XHHGD trường THCS ỏ thành phố Bắc Ninh, cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động XHHGD THCS ở thành phố Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THCS Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 86)