Phát huy vai trò chủ động, tích cực, khoa học sáng tạo của Hiệu Trƣởngtrong việc tận dụng và huy động triệt để những nguồn lực sẵn có

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 103)

VI. Phối hợp các lực lƣợng tham gia XHHGD

5. Khả năng đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất của các lực lượng

3.4.4. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, khoa học sáng tạo của Hiệu Trƣởngtrong việc tận dụng và huy động triệt để những nguồn lực sẵn có

Trƣởngtrong việc tận dụng và huy động triệt để những nguồn lực sẵn có của nhà trƣờng, sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân nhằm tăng cƣờng CSVC, trang thiết bị dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả XHH GD.

*Mục tiêu của biện pháp:

Đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của mọi đối tượng trong độ tuổi quy định

Đảm bảo các nguồn lực nhằm phát triển giáo dục THCS, nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho các em tiếp tục học Trung học phổ thông hoặc học nghề sau khi học xong THCS

Trường THCS sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ hằng năm từ ngân sách để tu sửa lại cơ sở vật chất, khai thác và sử dụng tối đa các cơ sở vật chất hiện có ở địa phương để phục vụ các hoạt động của nhà trường.

Ngoài ra, tích cực huy động các nguồn lực về tài chính, về con người từ các lượng xã hội, các tổ chức cá nhân và mọi người dân để đảm bảo nguồn lực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thát triển giáo dục THCS

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hằng năm, Hiệu trưởng phải chủ động phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động của nhà trường; trên cơ sở thưc tiễn, hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án,…phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của địa phương.

Các nhà trường đảm bảo sử dụng đúng kinh phí của Nhà nước hỗ trợ hằng năm theo các văn bản ngành tài chính quy định.

Bên cạnh đó, hằng năm, hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm bằng các phương pháp tiếp cận hiệu quả, bám sát, nắm chắc, sự chỉ đạo của UBND xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong việc cân đối ngân sách, dành một phần kinh phí thích hợp cho các nhà trường theo tình hình thực tế; giúp nhà trường huy động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, sự đóng góp của phụ huynh cho nhà trường.

Cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý của nhà trường và cơ sở giáo dục chủ động lập kế hoạch, xây dựng các chương trình phối hợp huy động nguồn lực từ xã hội để phát triển cơ sở giáo dục và phát triển trường THCS.

Tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng và xã hội, giữa nhà trường với gia đình học sinh để thu hút sự đầu tư của xã hội và của cá nhân nhằm phát triển giáo dục THCS.

Phát huy ảnh hưởng tích cực của nhà trường tới cộng đồng nơi trường đóng, tạo điều kiện thu hút mọi trẻ em đến trường, tạo môi trường học tập, rèn luyện thân thiện để mọi người đều có cơ hội học tập thường xuyên nhằm hoàn thiện học vấn THCS.

Thực hiện chính sách công khai, dân chủ, công bằng trong giáo dục nhằm động viên khuyến khích người học tham gia một cách tích cực vào quá trình học tập, rèn luyện để phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội. Tập trung các nguồn lực, giải quyết dứt điểm những khâu yếu kém của từng trường THCS, động viên khuyến khích giáo viên chủ động sáng tạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Chính quyền địa phương, nhà trường cần có hình thức động viên khuyến khích kịp thời các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư hỗ trợ cho nhà trường. Có thể thông qua ban liên lạc kêu gọi tài trợ của các tổ chức xã hội, thị trường tổ chức phi chính phủ, doanh nhân trên địa bàn,…, có thể thông qua hình thức kết nghĩa đỡ đầu, hoặc chương trình hướng về mái trường thân yêu với mọi các cá nhân thành đạt đã ra đi từ mái trường THCS của thành phố này,

*Điều kiện thực hiện biện pháp:

Có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, tạo sự đồng thuận trong các lực lượng xã hội, cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị, quyết định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ban giám hiệu các nhà trường phải chủ động, tự khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển KT-XH của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh THCS.

Hằng năm các địa phương phải dự trù một phần kinh phí nhất định cho việc Xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho nhà trường.

Tận dụng tối đa các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất, con người, tài liệu, trang thiết bị học tập của cá nhân, tập thể trong địa phương và trong nước.

Thực hiện triệt để các nguyên tắc hoạt động và yêu cầu quản lý của nhà trường trong XHHGD

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 103)