Nhiệm vụ của môn học GDTC

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 42 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2. Nhiệm vụ của môn học GDTC

- Góp phần giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần, ý thức kỷ luật, xây dựng lối sống lành mạnh, tự giác rèn luyện thân thể sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc.

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phƣơng pháp tập luyện thể thao, nâng cao các kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao phù hợp.

- Góp phần duy trì, củng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực, phát triển cơ thể hài hòa, cân đối và rèn luyện thân thể đạt những tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nhất định.

2.2.2.3. Nội dung chương trình

Nội dung chƣơng trình giáo dục thể chất trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đƣợc tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trƣờng bằng các hình thức:

* Giờ học thể dục thể thao chính khoá:

Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất đƣợc tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trƣờng. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trƣớc hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh sinh viên. Đồng thời, giúp sinh viên có trình độ nhất định để tiếp thu đƣợc các kỹ thuật động tác TDTT.

Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trƣờng học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thƣờng xuyên, giáo dục đƣợc đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”.

Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con ngƣời trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con ngƣời phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn.

* Giờ học ngoại khoá - tự tập:

Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của 1 bộ phận sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và đƣợc tiến hành vào giờ tự học của sinh viên, hay dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên TDTT, hƣớng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trƣờng đƣợc tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng nhƣ giờ tự luyện tập của sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều ngƣời tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.

Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trƣờng học là toàn diện, là phƣơng tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trƣờng, cũng nhƣ đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tƣơng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Học kỳ Nội dung Giờ thực hiện Tổng số giờ thuyết Thực hành Kiểm tra Học kỳ 1

Nguyên tắc và phƣơng pháp luyện tập TDTT 2 2 Phƣơng pháp phòng tránh và xử lý chấn thƣơng 5 5

Kiểm tra và tự kiểm tra y học TDTT 2 2

Bài thể dục tay không 8 động tác 5 1 6

Bài thể dục dụng cụ (xà đơn, xà kép) 6 6

Chạy cự ly ngắn 60 - 100 m 7 1 8

Kiểm tra chạy cự ly 100 m 1 1

Học kỳ 2

Chạy cự ly trung bình 800 - 1500 m 6 6

Bóng chuyền 2 19 2 23

Kiểm tra bóng chuyền 1 1

Học kỳ 3

Nhảy xa 6 6

Cầu lông 2 19 2 23

Kiểm tra Cầu lông 1 1

Tổng cộng 13 68 9 90

Chƣơng trình môn GDTC đƣợc đƣa vào kế hoạch đào tạo giống nhƣ các môn học bắt buộc khác. Sau khi học xong chƣơng trình môn GDTC, sinh viên phải đạt đƣợc tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy định thì mới đạt yêu cầu của môn học. Học xong chƣơng trình mới đƣợc cấp chứng chỉ để tham gia thi tốt nghiệp.

Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thông qua các tƣ liệu giáo dục, đó là căn cứ vào nội dung chƣơng trình quy định, đối chiếu với nội dung giảng dạy của giảng viên theo từng tiết, buổi thông qua sổ theo dõi giảng dạy (do sinh viên ghi chép).

Qua nghiên cứu trên tổng số 30 lớp sinh viên do 7 giảng viên bộ môn GDTC đảm nhiệm trong năm học 2010 - 2011 và 20 lớp sinh viên học kỳ 1 năm học 2012 - 2013 và qua trao đổi với sinh viên là cán bộ lớp, trực tiếp ghi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chép sổ theo dõi giảng dạy của giảng viên, chúng tôi nhận thấy: giảng viên bộ môn GDTC trƣờng CĐCN Việt Đức đã thực hiện tƣơng đối nghiêm túc các giờ học chính khóa do Bộ GD&ĐT quy định, theo đúng phân phối chƣơng trình. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, theo sự đánh giá của sinh viên nội dung các môn học còn nghèo nàn, chƣa cuốn hút đƣợc đông đảo sinh viên tham gia tích cực tập luyện, nhất là các nữ sinh, số lƣợng sinh viên tham gia tập luyện các môn thể thao ngoài giờ lên lớp còn ít, sinh viên không thực sự hứng thú…

2.2.3. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trƣờng CĐCN Việt Đức trƣờng CĐCN Việt Đức

Để khảo sát thực trạng sử dụng phƣơng pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trƣờng CĐCN Việt Đức, đề tài đã tiến hành quan sát, nghiên cứu 30 giáo án lên lớp của giảng viên và thống kê các phƣơng pháp, hình thức tiến hành GDTC của các giảng viên ở ba mức độ đánh giá nhƣ sau. Với câu hỏi:

Trong quá trình giảng dạy giảng viên đã thực hiện sử dụng phương pháp nào? Ở các mức độ: Thƣờng xuyên sử dụng, ít sử dụngvà không sử dụng).

Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phƣơng pháp tiến hành GDTC ở trƣờng CĐCN Việt Đức đƣợc trình bày ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy GDTC ở trƣờng

TT Các phƣơng pháp

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Có sử dụng Không sử dụng

Số giáo án % Số giáo án % Số giáo án %

1. Phƣơng pháp giảng giải 30/30 100 0 0 0 0

2. Phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề

3/30 10 8/30 26,6 19/30 63,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4. Phƣơng pháp bài tập 20/30 66,6 10/30 33,3 0 0 5. Phƣơng pháp trò chơi 2/30 6,6 21/30 70 7/30 23,3 6. Phƣơng pháp tập luyện vòng tròn 5/30 16,6 20/30 66,6 5/30 16,6

7. Phƣơng pháp thi đấu 10/30 33,3 19/30 63,3 1/30 3,3

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: Trong quá trình tiến hành GDTC, các giảng viên ở trƣờng CĐCN Việt Đức chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp giảng giải, phƣơng pháp bài tập và phƣơng pháp trực quan ở mức độ thƣờng xuyên, các phƣơng pháp trò chơi, phƣơng pháp thi đấu cũng đƣợc giáo viên sử dụng nhƣng ở mức độ ít sử dụng.

Điều đáng quan tâm là các phƣơng pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nhƣ phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức ít đƣợc giảng viên nhà trƣờng sử dụng.

Để đánh giá thực trạng hình thức dạy học môn GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đứcchúng tôi cũng tiến hành khảo sát trên 30 giáo án của 7 giảng viên dạy môn GDTC. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học môn GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức TT Các hình thức tiến hành GDTC Mức độ sử dụng Thường xuyên Có sử dụng Không sử dụng Số giáo án % Số giáo án % Số giáo án % 1. Hình thức dạy theo lớp 30/30 100 0 0 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Hình thức tập luyện theo

nhóm 30/30 100 0 0 0 0

3. Hình thức phân nhóm tập

luyện theo giới tính 4/30 13,3 6/30 20 20/30 66,6

4. Hình thức tự tập luyện 30/30 100 0 0 0 0

Qua kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: Hình thức dạy học theo lớp và phân nhóm tập luyện có tỉ lệ thƣờng xuyên sử dụng là 100 %; Tỉ lệ sử dụng hình thức phân nhóm tập luyện theo giới tính là 13,3% và hình thức tự tập luyện là 100%. Điều đáng quan tâm là hình thức tự tập của sinh viên đƣợc sử dụng với tỷ lệ là cao song thực tế chỉ có ít sinh viên tự giác thực hiện.

Rõ ràng là hình thức tiến hành GDTC của trƣờng CĐCN Việt Đức còn đơn điệu nên không khích lệ, động viên sinh viên hăng hái trong học tập. Hình thức tổ chức dạy học theo lớp có thể giúp giáo viên cùng lúc giảng dạy đƣợc nhiều sinh viên. Song hình thức này có hạn chế là việc hƣớng dẫn cá biệt với các học sinh yếu khó thực hiện, không tạo ra đƣợc không khí cạnh tranh trong học tập của sinh viên.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC

2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch GDTC ở trƣờng CĐCN Việt Đức

Để nắm đƣợc thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý GDTC ở trƣờng CĐCN Việt Đức, đề tài đã tiến hành nghiên cứu phân tích các văn bản “Kế hoạch giảng dạy môn GDTC của Nhà trƣờng từ năm 2009 đến nay” cùng các văn bản có tính pháp quy và các quy chế, quy định hiện hành về hoạt động GDTC.

Qua nghiên cứu, phân tích, so sánh chúng tôi đi đến các nhận xét sau: - Kế hoạch giảng dạy môn GDTC của trƣờng CĐCN Việt Đức nhìn chung đã xác định đƣợc mục đích, yêu cầu của kế hoạch giảng dạy, nội dung phân phối thời gian, phƣơng thức và phƣơng pháp thực hiện kế hoạch giảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dạy. Đặc biệt trong kế hoạch đã chỉ rõ nội dung cụ thể của từng môn thể thao đƣợc giảng dạy. Trong mỗi nội dung cụ thể lại chỉ rõ các yêu cầu cơ bản, hƣớng dẫn cách thực hiện và xây dựng tiến độ, tiến trình giảng dạy và các nội dung cụ thể.

- Kế hoạch đã đề ra nội dung và cách đánh giá kết quả học tập của từng nội dung học tập nhƣ nội dung Điền kinh, Thể dục .. và tiêu chuẩn RLTT cho sinh viên. Quy định các văn bản cần thiết mà các giảng viên phải nộp cho bộ môn và nhà trƣờng sau khi kết thúc từng học kỳ hoặc kết thúc môn học nhƣ sổ điểm danh, điểm thi, kiểm tra, danh sách những ngƣời đạt tiêu chuẩn RLTT …

- Nhà trƣờng và bộ môn còn xây dựng các văn bản quy định về mẫu giáo án quy trình lên lớp của giáo viên, quy định về trang phục lên lớp của giáo viên, quy định nội quy sử dụng và bảo quản sân bãi …

Nhờ kế hoạch chỉ đạo qua các văn bản pháp quy này đã làm cho công tác GDTC ở trƣờng CĐCN Việt Đức tiến hành thuận lợi, đúng kế hoạch và đạt chất lƣợng giáo dục tƣơng đối tốt.

Tuy đạt đƣợc những ƣu điểm nêu trên nhƣng công tác lập kế hoạch còn một số bất cập cần đƣợc chấn chỉnh, điều chỉnh và đổi mới nhƣ:

+ Phần lớn các văn bản có tính chất pháp quy về hoạt động GDTC nói chung và công tác quản lý giảng dạy môn GDTC nói riêng trong những năm gần đây của nhà trƣờng có nội dung đã lạc hậu, không phù hợp với quy mô phát triển của nhà trƣờng cũng nhƣ yêu cầu về đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo.

+ Một số nội dung “Kế hoạch quản lý giảng dạy môn GDTC” cho các khóa học những năm gần đây của nhà trƣờng chƣa đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học hiện đại và thực tiễn trong quá trình dạy học môn GDTC của nhà trƣờng. Bởi vậy, trong kế hoạch còn có những nội dung chung chung hoặc có những nội dung chƣa đề cập đến, ví dụ nhƣ công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy môn GDTC ở các học kỳ chƣa đƣợc chỉ ra một cách cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Một nhƣợc điểm khác là nội dung của các văn bản kế hoạch giảng dạy môn GDTC trong các khóa học hầu nhƣ năm này qua năm khác ít có sự thay đổi, ngoài sự thay đổi về năm học, danh sách học sinh và các khóa, lớp giảng dạy. Sự ít thay đổi này không phù hợp với yêu cầu đổi mới về chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ các điều kiện khác phục vụ cho đào tạo.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn chế đổi mới các nội dung của kế hoạch GDTC và các văn bản pháp quy đối với công tác quản lý hoạt động GDTC chúng tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động GDTC ở trƣờng CĐCN Việt Đức là sự nhận quan tâm chƣa đầy đủ của lãnh đạo nhà trƣờng và các phòng, ban, bộ môn đối với hoạt động GDTC trong nhà trƣờng.

2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức trƣờng CĐCN Việt Đức

Để đánh giá khách quan, chính xác thực trạng về công tác tổ chức quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDTC và sinh viên. Với câu hỏi: Đồng chí cho ý kiến đánh giá mức độ đạt được trong công tác tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường CĐCN Việt Đức? ở ba mức độ rất tốt, bình thƣờng, chƣa tốt. Kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Đánh giá của cán bộ, giáo viên về thực trạng công tác tổ chức quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN Việt Đức ( n = 22)

TT Nội dung quản lý GDTC

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình

thƣờng Chƣa tốt

n % n % n % n %

1 Tổ chức quản lý hồ sơ

giảng dạy của giáo viên 6 27,2 14 63,6 2 9,09 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng cụ tập luyện

3 Tổ chức quản lý công tác

chuẩn bị lên lớp 8 36,3 7 31,8 5 22,7 2 9,09

4

Tổ chức quản lý thực hiện nội dung, chƣơng trình, giáo trình lên lớp của giáo viên

6 27,2 11 50,0 5 22,7 0 5 Tổ chức quản lý quá trình học tập môn GDTC của sinh viên 1 4,6 7 31,8 10 45,5 4 18,1 6 Tổ chức quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC của

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp việt đức (Trang 42 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)