8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Chức năng và nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên
1.3.2.1. Chức năng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường CĐCN
Với tƣ cách là một nội dung quản lý hoạt động giáo dục trong trƣờng học, quản lý GDTC thực hiện các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kế hoạch: gồm ba nội dung chủ yếu sau + Dự đoán, dự báo nhu cầu phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Chuẩn đoán, đánh giá thực trạng phát triển của bộ máy.
+ Xác định những mục tiêu, biện pháp và phƣơng tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đề ra.
Chức năng này nhằm đƣa mọi hoạt động GDTC của nhà trƣờng vào công tác kế hoạch với mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định cụ thể các điều kiện để thực hiện mục tiêu mà hoạt động GDTC đã đề ra.
- Chức năng tổ chức: gồm các nội dung chính + Xác định cấu trúc của bộ máy
+ Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy
+ Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong tổ chức. Chức năng này yêu cầu chủ thể quản lý hình thành và phát triển tổ chức tƣơng xứng với nhiệm vụ, mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn của công tác quản lý giáo dục thể chất cho sinh viên trong nhà trƣờng. Thực hiện chức năng tổ chức đòi hỏi mỗi nhà trƣờng phải thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDTC của nhà trƣờng, bố trí nhân sự thực hiện hoạt động dạy học thể chất và tổ chức hoạt động GDTC, thiết lập các mối quan hệ chỉ đạo phối hợp nhằm huy động
- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này đòi hỏi chủ thể quản lý có trách nhiệm chỉ dẫn, động viên, giám sát, thúc đẩy, điều chỉnh và phối hợp các lực lƣợng trong nhà trƣờng tích cực, hăng hái, chủ động thực hiện theo kế hoạch.
+ Chỉ đạo thực hiện nội dung chƣơng trình GDTC qua hoạt động dạy học và hoạt động GDTC.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn nâng cao năng lực cho giáo viên giảng dạy môn GDTC.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nề nếp dạy học.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý sân tập, các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện giáo dục thể chất.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới phƣơng pháp giáo dục thể chất. + Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chức năng kiểm tra: Chủ thể quản lý cần kiểm tra, xem xét thực trạng GDTC cho sinh viên trong nhà trƣờng, đánh giá kết quả của hoạt động GDTC. Kiểm tra thực chất là quá trình thiết lập mối liên hên nghịch trong quản lý giúp chủ thể quản lý, điều khiển tối ƣu hệ thống quản lý của mình.
Bốn chức năng quản lý này có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lý. Chu trình quản lý gồm 4 giai đoạn với sự tham gia của 2 yếu tố quan trọng: Thông tin và quyết định, trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lý. Chức năng kiểm tra đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động quản lý đồng thời là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo.
1.3.2.2. Các nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên trường CĐCN
Trong quản lý GDTC có 4 nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình quản lý và ứng dụng các biện pháp quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng CĐCN, đó là:
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: Theo quản lý TDTT thì bất kỳ hoạt động TDTT nói chung và GDTC nói riêng nào đều do một hệ thống các yếu tố tổ hợp lại với nhau để tạo ra chức năng tổng thể. Đặc trƣng nối bật của nguyên tắc này là tính mục đích của các yếu tố trong hệ thống phải đồng bộ thì các biện pháp mới đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu.
-Nguyên tắc lấy con người làm gốc: Quản lý xã hội, quản lý TDTT, quản lý GDTC có đối tƣợng quản lý (khách thể quản lý) là con ngƣời. Vì vậy, phải luôn coi “yếu tố con ngƣời là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội”. Trong GDTC nếu sinh viên có nhận thức đúng đắn, có động, có ý thứ tự giác sẽ tạo ra động lực tốt để thực hiện đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ học tập môn GDTC.
-Nguyên tắc quản lý động: Tức là chủ thể quản lý phải nắm vững các biến động và mức độ biến động của các yếu tố quản lý để không ngừng điều chỉnh các khâu, các phƣơng pháp quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
-Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Mục đích của nhà quản lý là đạt đƣợc hiệu quả trong quản lý. Tính hiệu quả trong QL hoạt động GDTC chính là thực hiện tốt mục tiêu quản lý giáo dục thể chất đã đề ra, đáp ứng yêu cầu hoạt động học tập GDTC cho sinh viên, nâng cao chất lƣợng GDTC, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý GDTC, việc sử dụng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC còn quyết định bởi chủ thể quản lý sử dụng phƣơng pháp quản lý mang tính khoa học cao hay thấp.
1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động GDTC ở trƣờng Cao đẳng Công nghiệp
1.3.3.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình GDTC
Hoạt động dạy học môn GDTC cùng với hoạt động dạy học của các môn học khác trong nhà trƣờng là hoạt động trung tâm của nhà trƣờng, nó chi phối mọi hoạt động giáo dục khác nhau trong nhà trƣờng.
Quản lý quá trình dạy học môn GDTC là quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy của các giáo viên và hoạt động học tập của sinh viên, đảm bảo cho hoạt động GDTC đƣợc tiến hành một cách tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lƣợng và hiệu quả.
Nội dung quản lý việc thực hiên mục tiêu môn học GDTC chủ yếu là thông qua quản lý việc thực hiện chƣơng trình, tiến độ đào tạo, quản lý giờ lên lớp của giáo viên cũng nhƣ việc dự giờ, thao giảng của giáo viên bộ môn GDTC. Quản lý chất lƣợng thực hiện chƣơng trình dạy học thể dục và phát triển chƣơng trình dạy học thể dục trong trƣờng.
1.3.3.2. Quản lý việc đổi mới phương pháp GDTC cho sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả GDTC trong nhà trường
Chất lƣợng và hiệu quả của GDTC trong nhà trƣờng phụ thuộc vào phƣơng pháp giảng dạy và giáo dục của giáo viên, đòi hỏi giáo viên không ngừng đổi mới phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng GDTC cho ngƣời học. Để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp giáo dục thể chất, hiệu trƣởng cần tiến hành các nội dung sau:
- Chỉ đạo nâng cao năng lực cho giáo viên các phƣơng pháp dạy học mới. - Tổ chức tập huấn cho giảng viên về phƣơng pháp dạy học mới.
- Tiến hành dự giờ, rút kinh nghiệm nhằm đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. - Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, rèn luyện thể thao tốt.
- Tổ chức các giờ học hiệu quả nhằm biến quá trình tập luyện thành quá trình tự rèn luyện của mỗi học sinh, sinh viên.
1.3.3.3. Quản lý việc khai thác, sử dụng sân bãi, dụng cụ tập luyện trong dạy học môn GDTC học môn GDTC
Trong dạy học TDTT nói chung và trong GDTC nói riêng, sân bãi, dụng cụ và phƣơng tiện dạy học là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học, là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lƣợng dạy học môn GDTC trong các nhà trƣờng.
Trong GDTC cần có sân bãi đủ diện tích và mặt bằng để thực hiện các bài tập thể dục tay không nhƣ chạy, thể dục nhịp điệu, võ thuật … đồng thời phải có các loại sân bãi chuyên biệt cho từng môn thể thao nhƣ sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bể bơi, các hố nhảy xa, các khu ném đẩy, các dụng cụ xà đơn, xà kép, vòng treo… các loại bóng, các loại tạ ngang, tạ tay và các giáo cụ trực quan khác… Một bộ môn GDTC ở một trƣờng học có chất lƣợng cao hay thấp cũng có thể thông qua số lƣợng và chất lƣợng sân bãi, dụng cụ… để đánh giá. [15].
Trong các trƣờng đại học, cao đẳng, Hiệu trƣởng cần nắm vững thực trạng của việc chuẩn bị và bảo quản sân bãi, dụng cụ của bộ môn. Kịp thời chỉ đạo bộ môn xây dựng, mở rộng, mua sắm và bảo quản tốt các sân bãi, dụng cụ nhằm phục vụ cho dạy học môn GDTC.
1.3.3.5. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của sinh viên và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC sinh viên và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và việc thực hiện nề nếp chuyên môn đòi hỏi phải quản lý công tác chuẩn bị hồ sơ chuyên môn của giáo viên, việc thực hiện nề nếp dạy học, thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ...
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo của mỗi nhà trƣờng chính là kết quả học tập của sinh viên. Song kết quả học tập của sinh viên lại phụ thuộc rất lớn bởi hiệu quả chỉ đạo của quản lý các hoạt động học tập của sinh viên.
Trong giáo dục hiện đại “ngƣời học” là nhân vật trung tâm. Mọi hoạt động giáo dục phải xoay quanh “nhân vật trung tâm” để làm cho quá trình đào tạo chuyển biến thực sự thành quá trình “tự đào tạo” [ 15]. Vì vậy cần quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác giáo dục đối với mỗi giảng viên để họ thấy hết đƣợc ý nghĩa: “Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe và có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các trƣờng.
Để quản lý tốt quá trình học tập của sinh viên, nhà quản lý cần chỉ đạo tổ môn tăng cƣờng các hoạt động phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trƣờng với các đơn vị, với xã hội và gia đình nhằm đạt hiệu quả trong quản lý. Phát huy vai trò tự quản của tập thể sinh viên trong hoạt động học tập môn GDTC; quá trình tự học tập, tự rèn luyện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý GDTC.
Trong quản lý quá trình đào tạo thì công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt có thể đánh giá đƣợc trình độ năng lực của ngƣời học, mặt khác có thể đảm bảo tính công bằng xã hội; từ đó tăng thêm lòng tin và ý thức phấn đấu trong học tập của sinh viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, cần có các chuẩn đánh giá nhằm đánh giá hoạt động dạy, học một cách khoa học, chính xác có sự kết hợp giữa các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của sinh viên một cách khách quan, chính xác, công bằng.... Đánh giá phải mang tính toàn diện, có tác dụng tạo động lực cho hoạt động dạy và học môn GDTC
1.3.3.6. Quản lý hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn GDTC
Trong thời đại thông tin và khoa học công nghệ phát triển, cùng với nó là sự lão hóa tri thức, đặc biệt là tri thức nghề nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh, đòi hỏi giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng phải thƣờng xuyên đổi mới nhằm đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Trong quản lý hoạt động GDTC là những nội dung trọng tâm của nhà trƣờng cần phải thƣờng xuyên đƣợc đổi mới. Nhân tố giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới đó là nhân tố con ngƣời, con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.
Trong quá trình quản lý Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần có các biện pháp nhằm khuyến khích giáo viên đổi mới, cải tiến phƣơng pháp dạy học, hăng say tham gia công tác nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao đƣợc năng lực trình độ, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo môn GDTC của nhà trƣờng. Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn GDTC đổi mới phƣơng pháp dạy học thông qua các hình thức nhƣ: sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên đề, tổ chức Hội thảo, thăm lớp dự giờ hay các Hội thi giáo viên giỏi ...
Song song với những hoạt động bồi dƣỡng, thì việc giúp cho mỗi giảng viên nhận thức đúng và có ý thức tự giác nâng cao năng lực chuyên môn bằng con đƣờng không ngừng tự học, tự bồi dƣỡng đấy là con đƣờng quan trọng, hiệu quả nhất.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động GDTC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trƣờng đối với tầm quan trọng của công tác GDTC đối với sinh viên trong quá trình đào tạo. Nếu nhà quản lý nhận thức đầy đủ về công tác giáo dục sẽ có hành vi quản lý sâu sát và quan tâm đến các yếu tố trong GDTC nhƣ: chƣơng trình, giáo trình, sân bãi, dụng cụ luyện tập, phƣơng tiện dạy học, công tác bồi dƣỡng giáo viên, nghiên cứu khoa học, công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học môn GDTC
- Năng lực và kinh nghiệm của ngƣời quản lý trong nhà trƣờng là yếu tố có vai trò quyết định trong công tác quản lý. Nếu chủ thể quản lý có năng lực và kinh nghiệm quản lý thì có thể sử dụng phù hợp các biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý nói chung và quản lý công tác GDTC nói riêng.
1.3.4.2. Các yếu tố khách quan
Kết quả quản lý hoạt động GDTC ở các trƣờng Cao đẳng Công nghiệp ngoài chịu ảnh hƣởng chủ quan của chủ thể quản lý còn chịu tác động, ảnh hƣởng lớn bởi các yếu tố khách quan nhƣ:
+ Nhận thức của các cán bộ ngành và địa phƣơng chủ quản đối với lợi ích, tác dụng và vai trò của GDTC trong đào tạo nguồn nhân lực.
Cán bộ các ngành, cơ quan chủ quản đối với trƣờng là các cơ quan có quyền quyết định về chƣơng trình, nội dung, quy mô đào tạo, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất ...Vì vậy nếu hoạt động GDTC đƣợc cán bộ quản lý các Bộ, ngành và cơ quan chủ quản coi trọng thì sẽ đƣợc đầu tƣ toàn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác GDTC, từ đó giúp cho hiệu quả quản lý công tác này tốt hơn; ngƣợc lại sẽ làm cho công tác quản lý hoạt động GDTC gặp khó khăn, từ đó ảnh hƣởng xấu tới hiệu quả quản lý.
+ Nhận thức của sinh viên đối với hoạt động GDTC
Vấn đề gìn giữ và bảo vệ sức khỏe là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi con ngƣời, bởi “sức khỏe là vốn quý nhất” “có sức khỏe là có tất cả”. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay do điều kiện kinh tế nƣớc ta còn khó khăn, đặc biệt