Đẩy mạnh huy động vốn, tăng vốn kinh doanh là tiền đề mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 96 - 98)

quy mô sản xuất kinh doanh

Vốn luôn luôn là yếu tố được nhắc đến đầu tiên nếu các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vấn đề đặt ra ở đây là công ty nên sử dụng nguồn tài trợ nào để có chi phí sử dụng vốn hợp lý cũng như có thể duy trì lâu dài tránh gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Một số giải pháp huy động vốn cho công ty trong năm 2013 như sau:

- Huy động vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng: Hiện nay, các khoản vay của công ty chiếm tỷ trọng khá bé trong tổng nợ. Năm 2011 và 2012 lãi suất vay vốn của các ngân hàng là rất cao do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho các ngân hàng buộc phải thắt chặt tín dụng. Năm 2013 dự báo nền kinh tế vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi

sắc hơn, tuy nhiên Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam vừa ban hành thông tư số 33/2012/TT-NHNN quy định mức lãi suất trần cho các khoản văn ngắn hạn là 13%/năm còn các khoản vay dài hạn sẽ được xác định mức lãi suất do các ngân hàng nước ngoài uy tín xác định dựa trên cơ sở cung và cầu. Với mức lãi suất đã giảm tương đối so với năm 2012, thì việc gia tăng sử dụng vốn vay hợp lý cũng không làm gia tăng quá lớn chi phí tài chính cho công ty, ngoài ra công ty còn tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính nếu gia tăng được lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

- Huy động từ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư: Đây là nguồn vốn nội sinh của công ty, không phải trả chi phí sử dụng vốn và có thể tự do linh hoạt sử dụng, tuy nhiên quy mô của nguồn vốn này chưa lớn. Năm 2012, công ty có lợi nhuận sau thuế là rất lớn với hơn 93 tỷ đồng, ngoại trừ các khoản phải nộp ngân sách và phần lợi nhuận chia cho cổ đông thiểu số thì công ty có thể bổ sung vốn kinh doanh đáng kể cho năm 2013.

- Huy động từ Ngân sách Nhà Nước: Với việc đầu tư mở rộng thị trường, các công trình phục vụ nhu cầu vận tải quốc tế, du lịch, dân sinh, và quốc phòng thì việc nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ ngân sách là điều rất cần thiết. Vốn dĩ công ty ACC vẫn là một doanh nghiệp nhà nước, chính vì vậy nguồn bổ sung từ ngân sách là một nguồn vốn huy động hợp lý và hợp lệ, tuy nhiên cần sử dụng đúng mục đích tránh lãng phí Ngân sách Nhà Nước.

- Tiếp tục duy trì và gia tăng quy mô vốn chiếm dụng: Trong nhiều năm qua, vốn chiếm dụng luôn là nguồn vốn kinh doanh chính của công ty ACC. Không phải ngẫu nhiên mà công ty có thể chiếm dụng một lượng vốn lớn đến như thế. Với uy tín trong lĩnh vực xây dựng của mình, tình hình tài chính ổn định, luôn đảm bảo thanh toán đúng hạn và đúng hẹn, nhận được sự hậu thuẫn từ Quân Chủng Phòng Không và Bộ Quốc Phòng Công ty luôn nhận được sự

tin tưởng rất lớn từ các nhà cung cấp và các đối tác hợp tác. Chính vì vậy, không quá khó khăn để công ty tiếp tục mở rộng nguồn vốn từ chiếm dụng của mình, nhưng công ty vẫn cần có các biện pháp nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, tránh để rơi vào tình trạnh mất khả năng thanh toán nguy hiểm đến tình hình tài chính của công ty.

Đây là một số những giải pháp giúp công tuy huy động vốn trong thời gian tới, tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể cũng như biến động của thị trường mà lãnh đạo công ty và bộ máy quản lý tài chính quyết định hình thức huy động vốn phù hợp.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 96 - 98)