Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 63 - 65)

Căn cứ vào số liệu trên bảng CĐKT, lập được bảng phân tích diễn biễn nguồn vốn và sử dụng vốn như bảng 2.7, từ đó rút ra nhận xét như sau:

Quy mô sử dụng vốn của Công ty ở thời điểm cuối năm đã tăng lên 914,548,069 nghìn đồng so với đầu năm. Trong đó, Hầu hết được sử dụng để thanh toán bớt các khoản nợ ngắn hạn với giá trị khoản nợ được thanh toán là 518,459,985 nghìn đồng chiếm 56.69% nguồn vốn được sử dụng. Tiếp đó, công ty sử dụng vốn để tăng cung cấp tín dụng cho khách hàng khi mà lượng vốn cung cấp tín dụng khách hàng tăng thêm 269,497,321 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 29.47% . Việc thanh toán bớt các khoản nợ cho nhà cung cấp, nợ thuế, nợ lương người lao động là thực sự rất cần thiết để nâng cao uy tín của công ty cũng như với phương châm còn hợp tác lâu dài với các đối tác quen thuộc. Tuy nhiên việc tăng tín dụng cho khách hàng lại đang là một vấn đề rất đáng lo lắng cho công ty, bởi vì chưa bao giờ công ty để lượng nợ phải thu cao như hiện nay, cần xem xét sự gia tăng quy mô tín dụng khách hàng với sự

tăng trưởng của doanh thu bán hàng để có cái nhìn chính xác hơn. Ngoài việc tăng tín dụng khách hàng cũng như trả bớt nợ, công ty còn tăng đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng dự trữ tiền,… tuy nhiên tỷ trọng khá bé chứng tỏ công ty còn khá dè dặt trong đầu tư tài chính và dự trữ tiền chỉ đủ chi tiêu thông thường.

Tương ứng với sự tăng lên của quy mô sử dụng vốn là sự tăng lên của diễn biến nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn thì phần lớn nguồn vốn sử dụng được lấy từ việc giảm lượng hàng tồn kho dự trữ. Hàng tồn kho giảm 725,242,458 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 79.30% nguồn vốn. Nguồn vốn huy động này là phù hợp khi mà trong năm 2012 công ty đã hoàn thành và được thanh toán khá nhiều công trình như chung cư cao cấp Quận 7 Tp Hồ Chí Minh, công trình cải tạo nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài, công trình đường tuần tra biên giới,… Việc giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chỉ tiêu chiếm phần lớn trong Hàng tồn kho đã giúp công ty giải quyết được nhu cầu cần vốn cô cùng cấp thiết, mà cần thiết nhất là thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp như đã phân tích ở trên. Ngoài khoản vốn được thu hồi từ giảm dự trữ hàng tồn kho, công ty còn được cấp thêm vốn từ chủ sở hữu. Trong năm công ty đã huy động thêm vốn chủ tổng cộng là 156,457,145 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 17.11% nguồn vốn huy động. Trong số đó thì vốn chủ công ty được cấp thêm 80 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, được bổ sung thêm từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh hơn 56 tỷ và từ một số các quỹ khác. Công ty cũng giảm đầu tư vào tài sản cố định và tài sản dài hạn khác để dành vốn cho các hoạt động sử dụng vốn quan trọng hơn.

Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng, quá trình đầu tư sử dụng vốn và nguồn vốn huy động của công ty hiện nay là khá hợp lý. Tuy nhiên công ty vẫn còn một số những vấn đề như gia tăng tín dụng khách hàng với tỷ trọng khá lớn điều này có thể khiến kỳ thu tiền tăng lên, lượng vốn ứ đọng ở các

khoản phải thu tăng trong khi năm tiếp theo công ty cũng có khá nhiều dự án trọng điểm cần vốn. Công ty cũng chưa thực sự chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị, việc lơ là đầu tư vào TSCĐ sẽ khiến công ty không gia tăng được năng suất lao động từ đó không thể thúc đẩy lợi nhuận trước lãi vay và thuế cao hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 63 - 65)