Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 37 - 41)

của doanh nghiệp

Sau khi đã phân tích tài chính và nhận qua các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nhà quản trị cần đưa ra những biện pháp tài chính để khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh:

* Huy động vốn tiết kiệm hiệu quả, có chính sách sử dụng vốn hợp

Vốn luôn là ưu tiên hàng đầu cho mọi doanh nghiệp, nhưng huy động vốn như thế nào mới thực sự hiệu quả. Chi phí sử dụng vốn được sắp xếp tăng dần đó là: vốn vay, vốn từ lợi nhuận tái đầu tư, vốn góp từ chủ sở hữu. Như vậy, phải sử dụng cơ cấu vốn vay và vốn chủ như thế nào để một mặt gia tăng được lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu, một mặt tiết kiệm được chi phí lãi vay phải trả. Sau khi huy động được vốn, cần thiết có biện pháp xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý: đó là xây dựng dự toán mức vốn cần thiết tối thiểu để đáp ứng hoạt động kinh doanh (thông qua báo cáo tài chính kỳ trước); trích lập các khoản dự phòng đề phòng rủi ro bất thường xảy ra trong kinh doanh;

có kế hoạch thu hồi nợ phải thu, vốn từ hoạt động góp vốn không để bị thất thoát vốn và lãng phí vốn; định kỳ theo dõi quá trình luân chuyển vốn, kịp thời nhận ra thiếu hụt để có biện pháp bổ sung.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đặc tính của vốn lưu động đó là có chu kỳ vòng quay rất nhanh, kết thúc một vòng quay thì vốn lưu động lại mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào biết tận dụng khả năng này thì lợi ích mang lại từ vốn lưu động là rất lớn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là tăng khả năng luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ bằng cách:

- Quản lý chặt chẽ tiền dự trữ, luôn đảm bảo khả năng thanh toán nợ và các nhu cầu phát sinh cần tiền mặt, không cần thiết phải dự trữ quá nhiều tiền mà thay vào đó là đầu tư các tài sản ngắn hạn khác.

- Luôn theo dõi các khoản phải thu, tùy theo chính sách của doanh nghiệp mà các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn hay bé tuy nhiên điều quan trọng là không để kỳ thu tiền bị kéo dài, phải có các biện pháp đốc thúc thu hồi nợ để tiếp tục sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh.

- Gia tăng số vòng quay hàng tồn kho, đây luôn là chỉ tiêu có tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn đối với hầu hết các doanh nghiệp, vì vậy gần như hiệu quả sử dụng hàng tồn kho quyết định hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nói như vậy để nhà quản trị luôn tìm cách không dự trữ quá nhiều hàng tồn kho, có các biện pháp xúc tiến bán hàng, hoàn thành sớm công trình,… để gia tăng số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác cũng rất cần được quan tâm. Theo dõi sát sao thị trường tài chính để có biện pháp xử lý các tài sản ngắn hạn đang nắm giữ.

- Tổ chức tốt công tác đầu tư, xây dựng tài sản cố định xem xét kỹ hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.

- Sử dụng phương pháp khấu hao hợp lý, để có thể thu hồi vốn nhanh. Sử dụng quỹ khấu hao đúng mục đích đáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh.

- Thường xuyên nâng cao, cải tiến, đổi mới tài sản cố định.

* Có các biện pháp thúc đẩy bán hàng, gia tăng doanh thu, phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm

- Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, sử dụng các biện pháp marketing và xúc tiến bán hàng, mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một cách để tăng khả năng cạnh tranh.

- Không ngừng đổi mới đầu tư trang thiết bị hiện đại, giúp nâng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm chi phí nhân công, giảm giá thành.

- Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện nghiêm túc theo dự toán đã lập, thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện chi phí cũng như tình hình xuất nhập vật tư cho sản xuất sản phẩm.

- Quản lý sử dụng lao động hiệu quả, nâng cao ý thức lao động và năng suất lao động để từ đó giảm chi phí tiền lương.

* Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán, có các biện pháp thu hồi nợ phải thu

Xem xét tình hình công nợ, cần xem xét mối liên hệ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, cần có kế hoạch đốc thúc cũng như các khoản nợ phải thu, các khoản bị khách hàng chiếm dụng. Các khoản nợ phải trả cũng cần có kế hoạch cụ thể để thanh toán nhằm nâng cao uy tín doanh nghiệp cũng như tránh tình trạng nợ quá hạn. Quan trọng nhất là kỳ thu tiền cũng như kỳ trả nợ

phải hợp lý để các khoản tiền thu về có thể sử dụng các khoản nợ phải trả.

Kết luận: Trên đây là các biện pháp cơ bản và chung nhất nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy từng loại hình doanh nghiệp, hay tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà có những biện pháp cụ thể và phù hợp hơn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w