chính đặc trưng của công ty
2.2.4.1. Phân tích mô hình tài trợ
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán chúng ta có thể thấy nguồn vốn thường xuyên (bao gồm Nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu) được sử dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động, với mô hình tài trợ này công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, cụ thể:
+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.
+ Nguồn VLĐ tạm thời = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn lưu động TX. + Nguồn vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.10: Phân tích mô hình tài trợ của công ty năm 2012
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Nợ ngắn hạn 2,961,687,205 3,480,147,190 -518,459,985 -14.90 Tài sản ngắn hạn 3,260,671,240 3,618,445,617 -357,774,377 -9.89 Nguồn vốn lưu động thường xuyên 298,984,035 138,298,427 160,685,608 116.19 Nguồn vốn tạm thời 2,961,687,205 3,480,147,190 -518,459,985 -14.90 Nợ dài hạn 6,858,492 13,663,804 -6,805,312 -49.80 Vốn chủ sở hữuvà lợi ích cổ đông thiểu số 437,367,409 281,950,024 155,417,385 55.12 Nguồn vốn thường xuyên 444,225,901 295,613,828 148,612,073 50.27
[Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty ACC năm 2012]
Qua bảng 2.10 có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty đã tăng lên ở thời điểm cuối năm khá nhiều với lượng tăng là 160,685,608 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 116.19%. Vốn lưu động thường xuyên tăng vào cuối năm là do công ty đã bắt đầu khởi công xây dựng sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Đây là một dự án quy mô lớn đòi hỏi một lượng vốn lưu động thường xuyên ổn định khá lớn ở các giai đoạn luân chuyển của tài sản ngắn hạn như là hàng tồn kho, nợ phải thu và tiền tệ. Lượng VLĐ thường xuyên này sẽ sẵn sàng bù đắp cho khoảng thời gian mà VLĐ chuyển đổi hình thái của mình từ tiền thành nguyên vật liệu hoặc từ các khoản nợ thành tiền. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp xây dựng luôn cần lượng vốn ổn định duy trì ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để đảm bảo thi công liên tục, ổn định.
Sơ đồ 2.3: Biểu diễn mô hình tài trợ của công ty
TSLĐ tạm thời Tiền
Nguồn vốn tạm thời
Công ty đang áp dụng mô hình tài trợ thứ nhất: sử dụng toàn bộ nguồn vốn thường xuyên đầu tư cho toàn bộ tài sản dài hạn và tài sản lưu động thường xuyên, còn vốn tạm thời chỉ đầu tư cho tài sản lưu động tạm thời. Điều này là hợp lý với tình hình hiện tại của công ty bởi vì công ty đang có hệ số nợ rất cao, khả năng thanh toán thấp hơn trung bình của ngành nếu công ty sử dụng nguồn tài trợ thường xuyên có chi phí sử dụng vốn cao đầu tư vào tài sản lưu động tạm thời sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn và gia tăng hệ số nợ. Điều này gây nguy hiểm cho khả năng tài chính của công ty dễ mất khả năng thanh toán do chi phí sử dụng vốn dài hạn luôn cao hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn. Áp dụng mô hình tài trợ này sẽ giúp cho công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cũng như ổn định về mặt tài chính .Tuy nhiên, công ty đang có mức độ tăng trưởng doanh thu rất tốt, khả năng thanh toán lãi vay khá đảm bảo nên trong nhiều trường hợp công ty cần linh hoạt trong cách sử dụng vốn để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh từ đó tận dụng được thời cơ trong sản xuất kinh doanh.