nhìn khách quan và toàn diện về thực trạng của doanh nghiệp và tình hình của các đối thủ cạnh tranh.
1.3.2.2. Hệ thống pháp lý
Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp và gián tiếp đến công tác phân tích tài chính. Có những văn bản pháp lý đưa ra giúp khuyến khích cho tình hình tài chính của doanh nghiệp tăng trưởng, những cũng có những văn bản pháp lý của nhà nước làm hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Một hệ thống pháp lý ổn định luôn là tiền đề cho mọi doanh nghiệp có thể yên tâm quản lý tài chính cũng như phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng đã đề ra.
1.3.2.3. Nhân tố công nghệ
Công nghệ hỗ trợ rất nhiều cho công tác phân tích cũng như quản trị trong doanh nghiệp: giúp theo dõi tình hình xuất nhập kho của hàng tồn kho, theo dõi dòng tiền ra vào trong doanh nghiệp, theo dõi tình hình công nợ, … Các công cụ công nghệ thông tin giúp nhà quản trị tiết kiệm thời gian phân tích, thời gian tổng hợp số liệu. Tuy nhiên để thực sự hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư đồng nhất trong cả bộ máy quản lý để tính hệ thống được nâng cao.
1.4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức sản xuất, kinh doanh và quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đôi khi không gắn liền với gia tăng lợi nhuận mà nó được xem xét trên phạm vi rộng hơn, và có tầm nhìn xa hơn. Một doanh nghiệp có lợi nhuận
cao đôi khi chưa chắc đã có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt, một doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng vốn cố định, vốn lưu động cao, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, có triển vọng gia tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu thì đó mới chính là những doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt và được các nhà đầu tư đánh giá cao.
Như vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp là một lẽ tất yếu, không chỉ với doanh nghiệp mà còn với những nhân tố khác:
• Đối với bản thân doanh nghiệp:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh. Trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh liên tục gia tăng và mức độ cạnh tranh ngày càng lớn thì để mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp cần có sự nhận thức rõ ràng về việc liên tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
• Đối với xã hội:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có tác động to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế của toàn xã hội phát triển đi lên. Các doanh nghiệp với tình hình tài chính ổn định, trong sạch luôn có vị thế trong xã hội bởi vì họ tạo ra được của cải vật chất đóng góp cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho lao động, thu hút đầu tư góp vốn, hợp tác liên doanh liên kết từ các công ty lớn từ nước ngoài. Điều này giúp cho nền kinh tế và đời sống xã hội được nâng cao.
• Đối với cạnh tranh với nước ngoài về chính trị và kinh tế:
Việt Nam đã gia nhập WTO vào năm 2007, điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam không còn được nhà nước bảo hộ mà phải độc lập cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ nước ngoài. Với tiềm lực tài chính, nền khoa học công nghệ phát triển và vốn kinh nghiệm do hoạt động trong
các lĩnh vực lâu năm các doanh nghiệp nước ngoài luôn lấn lướt các doanh nghiệp Việt Nam trong khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cũng như chiếm lĩnh thị trường. Điều này chính là động lực để mọi doanh nghiệp Việt Nam phải luôn cố gắng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để không bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn lướt ngay cả với thị trường trong nước. Xa hơn nữa, phát triển kinh tế là để đất nước đi lên và đạt vị thế trên trường chính trị, một đất nước muốn có tiếng nói đối với thế giới thì trước tiên đất nước đó phải mạnh về kinh tế. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp cũng không ngoài mục tiêu phát triển đất nước giàu mạnh, sánh ngang cường quốc năm châu và không e ngại bất kỳ thế lực thù địch nào.