Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý tài chính

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 85 - 90)

Bên cạnh những thành quả đạt được công ty còn bộc lộ những vấn đề đáng lưu tâm trong công tác quản lý tài chính:

- Nợ phải thu tăng khá cao trong khi công ty không có chính sách duy trì mức nợ phải thu cao như vậy trong nhiều năm nay. Mặc dù kỳ thu tiền giảm xuống nhưng đó chủ yếu là do doanh thu của công ty tăng quá lớn, quy mô nợ phải thu tăng chính là do các nhà đầu tư trì hoãn thanh toán tiền dự án theo như hợp đồng ứng trước. Nợ phải thu tăng cao nếu không quản lý chặt chẽ rất dễ khiến dự án thiếu vốn và công ty rơi vào tình trạng “thi công tiếp thì thiếu vốn còn nếu dừng thi công thì gây thất thu cho công ty”. Việc để mức nợ phải thu tăng cao trong khi công ty đang rất cần vốn để tiếp tục thực hiện các dự án mới là một vấn đề cần lưu tâm và xử lý sớm.

- Dù doanh thu tăng cao tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu vẫn thấp hơn mức trung bình ngành, nguyên nhân trực tiếp ở đây là chi phí giá vốn của công ty vẫn ở mức quá cao. Giá vốn cao chính do một phần công tác quản lý vật tư và các chi phí nhân công của công ty chưa thật tốt. Công ty luôn hao tốn vật tư khá nhiều trong thi công công trình, sử dụng lãng phí và thiếu tính tiết kiệm, chưa kể việc tuyển dụng quá nhiều lao động hợp đồng cũng gây thừa thãi và lãng phí chi phí tiền lương. Tỷ lệ chi phí giá vốn trên tổng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của ACC năm 2012 là 94.52% trong khi tỷ lệ này trong năm 2011 là 92.97%, còn nếu so sánh với công ty cùng ngành là LICOGI, thì tỷ lệ chi phí giá vốn trên doanh thu thuần

của LICOGI năm 2012 là 92.47%. Như vậy việc quản lý chi phí giá vốn hàng bán của ACC thực sự là vấn đề mấu chốt cho việc nâng cao hiệu quả SXKD.

- Tài sản cố định của công ty đã được đầu tư khá lâu và đến nay vẫn chưa được đầu tư đổi mới dù phần lớn đã khấu hao hơn 50%. Chính việc không chú trọng đầu tư nâng cấp tài sản cố định đã khiến cho năng suất lao động không được nâng cao thậm chí sụt giảm do máy móc luôn phải thi công trong cường độ cao.

- Khả năng thanh toán của công ty mặc dù đã được cải thiện nhưng nếu so với mức trung bình ngành thì vẫn đang ở mức khá thấp. Công ty đang sử dụng vay và nợ ở mức rất lớn, áp đảo so với vốn chủ sở hữu. Tài sản ngắn hạn chỉ xấp xỉ vay và nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán thấp thể hiện nguy cơ rủi ro tài chính của công ty là rất cao nếu có sự biến động bất thường của tình hình tài chính.

- Công ty áp dụng mô hình tài trợ khá an toàn nhưng về mặt hiệu quả kinh tế là chưa cao. Công ty quá cứng nhắc trong việc áp dụng mô hình tài trợ vì hiện tại công ty đang thiếu vốn để đầu tư vào một số các dự án, việc huy động nhiều hơn nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời là vô cùng cần thiết để sớm hoàn thành dự án và thu hồi lượng vốn đã bỏ ra.

- Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty ở thời điểm cuối năm đã thấp hơn so với đầu năm, bởi vì công ty đã thanh toán khá nhiều nợ. Nhìn chung mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty là khá thấp, nhưng đây lại là một năm kinh doanh rất thành công của công ty, lợi nhuận trước lãi vay và thuế gia tăng mạnh. Công ty đã không tận dụng được cơ hội gia tăng lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu do công tác dự báo tài chính chưa thực sự tốt.

- Hàng tồn kho mặc dù đã giảm đi tương đối nhiều do vừa hoàn thành công trình, nhưng tỷ lệ hàng tồn kho của công ty vẫn rất cao. Công ty đang

nhận thầu và đầu tư khá dàn trải, điều này khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mặc dù lớn nhưng nhiều dự án vẫn đang có hiện tượng thiếu vốn và có thời gian thi công quá lâu (Công trình đường tuần tra biên giới được khởi công từ năm 2010 đến nay vẫn chưa hoàn thành, Công trình cải tạođường băng sân bay Nội Bài và Sân bay Tân Sơn Nhất, mặc dù đã bắt đầu từ năm 2009 nhưng mỗi năm chỉ hoàn thành được một phần nhỏ trong tổng dự án công trình, Công trường sân bay Khe Gát đang thiếu vốn và dừng thi công,…) Điều này cho thấy, việc đầu tư dàn trải đang mang lại một sức ép về vốn cho công ty, khi mà công ty đang hạn chế vay nợ tổ chức tín dụng, vốn từ ngân sách nhà nước cấp khá hạn chế thì nguồn vốn chính của công ty đang là chiếm dụng nhà cung cấp và các khoản ứng trước theo hợp đồng của chủ đầu tư. Việc để chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn đang gây sức ép lên nguồn vốn cần huy động và chi phí sử dụng vốn trong tương lai của doanh nghiệp.

 Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan gồm có:

+ Nền kinh tế biến động xấu trong năm 2012 nên chính các đối tác của công ty cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính. Các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và buộc phải áp dụng chính sách chiếm dụng vốn của công ty lâu hơn, và phụ thuộc vào tình hình bán hàng, kinh doanh trong tương lai mới có thể thanh toán nợ cho công ty.

+ Vốn kinh doanh được Nhà Nước cấp khá ít và hạn chế đã khiến cho công ty buộc phải sử dụng nợ và vốn chiếm dụng là phần lớn khiến cho khả năng thanh toán thấp.

+ Lạm phát tăng cao, chi phí vật tư và chi phí nhân công gia tăng. Công ty không còn được bù giá từ Nhà Nước nên chi phí giá vốn của công ty bị đội

lên cao.

+ Tài sản cố định của công ty chủ yếu là những máy móc thi công và sản xuất bê tông, nhựa đường với công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi hiện nay thuế nhập khẩu là khá cao, những loại tài sản này lại khá khó mua và thường bị đối tác ép giá, quá trình đàm phán mua mới và vận chuyển phải mất một thời gian dài. Điều này là một phần nguyên nhân cho việc chậm trễ đầu tư mua mới tài sản cố định.

+ Mức lãi suất vay nợ ngân hàng năm 2012 là khá cao trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cho nên công ty đã không giám mạo hiểm vay nợ nhiều để gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.

+ Điều kiện thời tiết không thuận lợi, địa hình thi công nhiều công trình khá hiểm trở (như công trình đường tuần tra biên giới, công trình sân bay Lào Cai,…) điều này khiến cho công ty không thể đẩy nhanh tốc độ thi công, thậm chí nhiều hạng mục vừa thi công xong đã bị hư hại do thiên tai.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công ty không thực sự tích cực đốc thúc thu hồi nợ, việc doanh thu tăng cao đã khiến cho ban lãnh đạo công ty đồng ý trích mức tín dụng cho khách hàng tăng lên.

+ Công ty sử dụng nguyên vật liệu khá lãng phí, chưa thực hiện nghiêm túc theo chi phí định mức như kế hoạch đề ra. Tuyển dụng công nhân nhiều nhưng chưa có trình độ cao gây lãng phí tiền lương.

+ Thi công tràn lan các công trình, dự án này chưa xong đã tiếp tục thi công dự án khác đã khiến cho gánh nặng vốn kinh doanh của công ty. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao đã khiến cho tốc độ luân chuyển vốn thấp đặc biệt là tốc độ luân chuyển vốn lưu động

bị, hạn chế chi phí đầu tư TSCĐ, nhưng nếu để lâu dài mức năng suất lao động sẽ suy giảm.

+ Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức thấp không chỉ do công tác dự báo của công ty chưa tốt mà còn do tâm lý sợ rủi ro và khá cầu toàn của ban lãnh đạo.

2.3.3. Kết luận

Trong thời kỳ kinh tế đang suy thoái và gặp nhiều khó khăn như hiện nay, công ty TNHH xây dựng công trình hàng không ACC đã đạt được một số thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên công ty vẫn còn một số những tồn tại cần phải khắc phục nếu muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 85 - 90)