Từ bảng 2.2 và biểu đồ 2.2cho thấy, tổng tài sản của công ty đạt 3,405 tỷ phần lớn tài sản của công ty là tài sản ngắn hạn với nguồn vốn đầu tư cho tài sảnngắn hạn lên đến 3,260,671,240 nghìn đồng vào cuối năm (chiếm hơn 95% tổng tài sản của doanh nghiệp) đây là cơ cấu đầu tư tài sản hợp lý bởi vì công ty là một doanh nghiệp xây dựng cho nên yêu cầu về vốn lưu động hay tài sản ngắn hạn là rất lớn. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn lại đang có xu hướng giảm đi trong năm 2012 khi mà tài sản ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm là 357,774,377 nghìn đồng (giảm 9.89%). Trong khi đó, Tài sản dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (4.26%) và tiếp tục bị giảm trong năm 2012. Để nhìn nhận kỹ hơn chúng ta sẽ đi phân tích kỹ cơ cấu đầu tư tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2012:
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu Cuối năm
(nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Đầu năm (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) TSNH 3,260,671,240 95.74 3,618,445,617 95.83 -357,774,377 -9.89 -0.10 TSDH 145,241,867 4.26 157,315,401 4.17 -12,073,534 -7.67 0.10 Tổng tài sản 3,405,913,108 100 3,775,761,019 100 -369,847,911 -9.80 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty ACC năm 2010 – 2012)
Biểu đồ 2.2: cơ cấu tài sản và mức độ tăng trưởng tổng tài sản giai đoạn 2010 - 2012
Tài sản ngắn hạn
Qua bảng 2.3, chung ta có thể nhận thấy rằng:
- Về tiền và các khoản tương đương tiền: Cuối năm 2012, lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 50,059,421 nghìn đồng (tỷ lệ tăng 36.37%) trong đó cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trong quỹ đều tăng (tiền mặt tăng 1,833,349nghìn đồng và tiền gửi ngân hàng tăng 48,226,072 nghìn đồng). Nhìn chung việc tăng dự trữ quỹ tiền mặt vào cuối năm là điều hoàn toàn bình thường khi mà nhu cầu thanh toán các khoản nợ cũng như tiền được thu về từ các hợp đồng đã làm quỹ tiền tệ của công ty trở nên dồi dào hơn.
Về tỷ trọng, tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn ở thời điểm cuối năm tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm 5.76% TSNH tăng 1.95% so với đầu năm.
- Về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: ở thời điểm cuối năm các
khoản đầu tư tài chính đã tăng cực lớn so với đầu năm (tăng 68 tỷ đồng tỷ lệ tăng 2720%). So với tỷ trọng của các tài sản ngắn hạn khác thì tỷ trọng của
đầu tư tài chính là rất bé chỉ chiếm 2.16% TSNH, đầu tư tài chính ngắn hạn được xác định là do công ty đã gửi tiết kiệm vào ngân hàng nguồn tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến. Đây là lựa chọn đầu tư thông minh và an toàn của công ty khi mà thị trường tài chính đang rất u ám và không có triển vọng trong đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
- Về các khoản phải thu ngắn hạn: Cuối năm là thời điểm thu hồi nợ và tất toán các công trình tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nợ phải thu của công ty giảm đi. So với đầu năm, Nợ phải thu của công ty đã tăng khá lớn 269,497,321 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 93.61%. Đây là một điều đáng lo ngại đối với doanh nghiệp, bởi từ trước đến nay, công ty không có tiền lệ duy trì mức nợ phải thu cao như vậy. Tính ra tỷ trọng các khoản phải thu chiếm 17.09% TSNH tăng 9.14% so với năm 2011, trong các khoản phải thu ngắn hạn thì Các khoản phải thu khách hàng và Các khoản phải thu khác là chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 94% tỷ trọng Nợ phải thu. Vấn đề này cần được xem xét nghiêm túc và đưa ra kế hoạch đốc thúc thu hồi nợ sớm nhất có thể để tránh vốn bị chiếm dụng quá lớn.
- Hàng tồn kho: với một doanh nghiệp xây dựng thì hàng tồn kho luôn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất không chỉ trong tài sản ngắn hạn mà còn trong tổng tài sản. Công ty ACC cũng không phải là một ngoại lệ. Hàng tồn kho của công ty vào thời điểm 31/12/2012 đạt mức 1,998,250,020 nghìn đồng, giảm so với đầu năm 725,242,458 nghìn đồng (tỷ lệ giảm 26.63%). Như vậy sau rất nhiều năm, hàng tồn kho liên tục tăng thì năm nay hàng tồn kho đã giảm khá nhiều. Nguyên nhân hàng tồn kho giảm ở cuối năm bởi vì một loạt các công trình xây dựng quy mô lớn trong nhiều năm đã hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư trong năm 2012, tiêu biểu phải kể đến như khu chung cư cao cấp Phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh. Đây là một dự án cực kỳ quan trọng trong bước mở rộng và phát triển của Công ty TNHH
xây dựng công trình hàng không ACC. Với vai trò là một “dự án đòn bẩy”, dự án khu chung cư cao cấp Quận 7 đã tiêu tốn của công ty một lượng chi phí khổng lồ lên tới 1249 tỷ, và thời gian xây dựng là khá dài. Chính vì thế mà hàng tồn kho mà cụ thể ở đây là chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty thường ở mức rất cao trong những năm gần đây. Tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn cuối năm cũng chỉ chiếm 61.28% thấp nhất từ trước đến nay, giảm 13.98%. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi mà chỉ tiêu hàng tồn kho đã giảm ở mức rất lớn như vậy.
- Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty ở thời điểm cuối năm, giảm 20,088,661 nghìn đồng so với đầu năm (tỷ lệ giảm 4.3%). Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác trong TSNH thay đổi không đáng kể (chiếm 13.7% và chỉ tăng 0.8% vào cuối năm). Vì chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tài sản ngắn hạn vì vậy quản lý tài sản ngắn hạn khác (chủ yếu ở đây là các khoản tạm ứng cán bộ hoặc cho các cơ sở kinh doanh phụ thuộc) cũng là một nội dung rất quan trọng đối với công ty nhằm đảm bảo nguồn vốn đã được sử dụng một cách hợp lý và có biện pháp thu hồi vốn kịp thời đúng kế hoạch.
Tài sản dài hạn
Qua bảng 2.4, chúng ta có thể rút ra được những đánh giá như sau về cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp:
- Tài sản cố định: tài sản cố định của công ty cuối năm 2012 đạt 132,936,564 nghìn đồng giảm so với đầu năm 9,459,691 nghìn đồng (tỷ lệ giảm 6.64%). Tỷ trọng của tài sản cố định trọng công ty vẫn là lớn nhất trong tài sản dài hạn (chiếm hơn 91% TSDH). Để có thể theo dõi kỹ hơn về tình hình đầu tư và sử dụng tài sản cố định chúng ta có bảng phân tích tình hình đầu tư và sử dụng tài sản cố định như bảng 2.5: Cụ thể, ở đây công ty không
có các tài sản cố định thuê tài chính mà toàn bộ tài sản cố định chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và một phần nhỏ chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Các tài sản cố định hữu hình chủ yếu là nhà kho dự trữ vật tư, văn phòng, trụ sở công ty, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn,… Các tài sản cố định vô hình chủ yếu là phần mềm tin học, quyền sử dụng đất,…
+ Tài sản cố định hữu hình của công ty trong năm được đầu tư thêm 18,908,416 nghìn đồng với tỷ lệ tăng chỉ đạt 13.74 %, cụ thể xây dựng thêm nhà cửa với giá trị nguyên giá tăng thêm là 7,780,544 nghìn đồng và tỷ lệ tăng là 70.72%. Máy móc thiết bị có tỷ trọng lớn nhất trong tài sản cố định hữu hình tuy nhiên trong năm 2012 lại được đầu tư rất ít, chỉ tăng 3,917,829 nghìn đồng so với đầu năm (tỷ lệ tăng là 3.85%). Trong khi đó, phương tiện vận tải và truyền dẫn lại tăng ở mức tương đối cao (nguyên giá tăng 6,206,748 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 28.23%), bên cạnh đó thiết bị dụng cụ quản lý và TSCĐ khác cũng tăng nhưng mức tăng là rất thấp. Có thể thấy rằng, trong năm 2012 công ty không chú trọng đầu tư tài sản cố định hữu hình, bằng chứng là lượng đầu tư xây mới và mua mới của công ty là rất hạn chế, thậm chí sự gia tăng của nguyên giá TSCĐ hữu hình còn thấp hơn cả mức khấu hao khiến cho tổng giá trị TSCĐ hữu hình bị giảm xuống. Hầu hết các tài sản đều đã khấu hao hơn 50%, nếu công ty không có kế hoạch theo thanh lý và đầu tư mua mới TSCĐ hữu hình sớm thì rất có thể điều này sẽ khiến chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động của máy móc thiết bị của công ty giảm sút.
+ Tài sản cố định vô hình: Cuối năm 2012, nguyên giá TSCĐ vô hình của công ty đã tăng 330,182 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 16.88%. Với việc không có TSCĐ vô hình nào có giá trị lớn ngoài quyền sử dụng đất thì việc công ty ít chú trọng vào đầu tư TSCĐ vô hình cũng là điều bình thường.
dang của công ty đã giảm khá nhiều (giảm 2,756,889 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 97.51%) nguyên nhân là do công ty đã hoàn thành quá trình xây dựng cơ bản nhà cửa để bổ sung vào TSCĐ hữu hình.
Nhìn chung công ty trong 2 năm trở lại đây công ty vẫn đầu tư đổi mới tài sản cố định, tuy nhiên quá trình thay mới thiết bị chỉ diễn ra lẻ tẻ tại một số bộ phận với quy mô không lớn và không đồng loạt vì vậy mà tài sản cố định của công ty trong 2 năm từ năm 2011 đến 2012 liên tục giảm. Phương pháp khấu hao mà công ty áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng nhằm đơn giản trong quá trình quản lý và tính toán lượng vốn khấu hao thu hồi hằng năm. Tuy nhiên phương pháp này lại không đánh giá đúng đắn mức độ khấu hao của từng loại tài sản vì vậy rất dễ gây ra tình trạng tài sản đã sử dụng hết hiệu quả kinh tế nhưng vẫn còn trong thời hạn khấu hao. Công ty cần có những biện pháp theo dõi và quản lý TSCĐ sát sao hơn, để có thể đầu tư đổi mới hay sử chữa nâng cấp kịp thời để không gián đoạn quá trình kinh doanh.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Công ty chỉ đầu tư dài hạn vào công ty liên doanh, liên kết và ở thời điểm cuối năm 2012 thì tổng mức đầu tư vào công ty liên doanh liên kết của công ty là 10,896,440 nghìn đồng, tăng 686,271 nghìn đồng so với đầu năm (tỷ lệ tăng 6.72%). Với mức đầu tư khá khiêm tốn so với tổng nguồn vốn của mình (đầu tư tài chính dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng là 7.5% TSDH), có lẽ công ty không muốn tham gia nhiều vào thị trường tài chính hay đầu tư ngoài ngành trong thời buổi các doanh nghiệp trên thị trường phần lớn là làm ăn kém hiệu quả nếu không muốn nói là thua lỗ.
- Tài sản dài hạn khác: Chỉ chiếm tỷ trọng rất bé trong TSDH (tỷ trọng 0.97%), trong đó chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Tóm lại, sau khi đã phân tích cụ thể từng chỉ tiêu trên bảng Tài sản
Cơ cấu đầu tư tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp không có nhiều thay đổi, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn so với tài sản dài hạn. Với đặc thù là một doanh nghiệp xây dựng, chính vì thế phần lớn tài sản ngắn hạn của công ty là hàng tồn kho. Dù đã giảm khá mạnh trong năm 2012 nhưng hàng tồn kho vẫn là chỉ tiêu có giá trị lớn nhất trong tổng tài sản, hàng tồn kho giảm là do việc hoàn thành và bàn giao một số dự án xây dựng giúp cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty giảm xuống.
Các khoản phải thu tăng mạnh là một điều đáng lo ngại đối với công ty, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, nguy cơ không thu hồi được nợ luôn luôn hiện hữu. Hiện tại công ty không có quỹ dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, tuy nhiên nếu duy trì mức nợ phải thu cao như hiện nay thì cần tính đến phương án trích lập khoản dự phòng nợ phải thu để đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Tài sản cố định của công ty vẫn đang có xu hướng giảm. Phần lớn TSCĐ đã khấu hao gần hết và chưa có sự đầu tư đổi mới toàn diện. Công ty vẫn đang sử dụng công nghệ xây dựng với máy móc thiết bị khá hiện đại vì thế không nhất thiết phải đổi mới toàn bộ máy móc thi công. Tuy nhiên cần có kế hoạch theo dõi quá trình sử dụng tài sản cố định, kịp thời nhận biết được những tài sản nào cần thay thế, nâng cấp hoặc sửa chữa để nâng cao năng suất lao động.