Phân tích mô hình tài trợ

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 28 - 29)

Phân tích mô hình tài trợ cho biết doanh nghiệp lựa chọn mô hình tài trợ nào? Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì có mô hình tài trợ riêng biệt phù hợp với đặc thù kinh doanh. Có 3 mô hình tài trợ vốn mà hầu hết các doanh nghiệp thường sử dụng như sau:

- Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Mô hình này có ưu điểm là giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao; giảm bớt được chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là chưa tạo ra được sự linh hoạt trong tổ chức và sử dụng vốn, đôi khi để lỡ cơ hội đầu tư.

- Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần tài sản lưu động còn lại được tài trợ bởi vốn tạm thời.

Mô hình này có ưu điểm là đảm bảo an toàn tài chính cực cao, luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, tuy nhiên hạn chế của mô hình chính là việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn thường xuyên làm cho chi phí sử dụng vốn cao, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút.

- Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời.

Mô hình này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn. Nhược điểm của mô hình là nguy cơ rủi ro tài chính, trong quá trình kinh doanh đôi khi sẽ bị thiếu vốn vào đầu tư các loại tài sản cần thời gian để chuyển đổi vốn gây gián đoạn kinh doanh.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w