Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 30 - 33)

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ, các giải pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các số liệu, các hiện tượng xảy ra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm đưa ra những giải pháp, những nhìn nhận đúng đắn về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong

phạm vi luận văn, em xin được trình bày các phương pháp phân tích sau:

phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích DUPONT.

• Phương pháp so sánh

Cần thiết phải đồng nhất các chỉ tiêu so sánh về không gian, thời gian, đơn vị tính toán,… trước khi so sánh. Gốc so sánh thường được sử dụng là các chỉ tiêu kinh tế trên báo cáo tài chính ở kỳ trước. Nội dụng so sánh thường là:

+ So sánh trong công ty: so sánh số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước (cả số tuyệt đối và số tương đối) để đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu trong kỳ. So sánh chỉ tiêu thực hiện đối với chỉ tiêu kế hoạch kế hoạch trong 1 năm để biết được mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp.

+ So sánh ngoài công ty: so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành để thấy được doanh nghiệp đang có vị thế như thế nào trong lĩnh vực mà mình đang hoạt động.

• Phương pháp phân tích tỷ lệ

Là phương pháp thường được sử dụng đồng thời với phương pháp so sánh. Phương pháp này được áp dụng để tính toán tỷ trọng các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, các hệ số tài chính hay là các tỷ lệ phân số khác. Với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quát, những hệ số tỷ lệ đôi khi diễn đạt được nhiều ý nghĩa hơn những con số tuyệt đối. Nó cho thấy tỷ lệ đạt được theo kế hoạch, sự tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp, mức độ mở rộng quy mô,…

• Phương pháp phân tích DUPONT

Lợi nhuận là cái đích cuối cùng đối với mọi danh nghiệp, mức sinh lời của vốn chủ sở hữu là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được mối quan hệ giữa việc tổ chức sử

dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.

Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận ròng.

Mối quan hệ này được xác lập như sau: Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần Tổng vốn kinh

doanh

Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh =

Hệ số lãi

ròng x Vòng quay toàn bộ vốn ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố ROS và hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến ROA. Trên cơ sở đó nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp thích hợp để gia tăng ROA.

- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

x

Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu

Với tỷ số Tổng vốn kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu đại diện cho mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp từ đó ta rút ra kết luận:

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu thuần x Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Qua công thức trên có thể thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) trong kỳ bao gồm: hệ số lãi ròng, vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh, và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Chính vì vậy với một nhà quản trị, họ luôn phải lưu tâm đến hiệu quả sử dụng vốn hay khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh trong kỳ; khả năng bán hàng và tiêu thụ nhằm tăng lợi nhuận và doanh thu; ngoài ra còn lưu ý đến mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính sao cho đòn bẩy tài chính khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 30 - 33)