Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 59 - 63)

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta có bảng phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp như bảng 2.6:

Nợ phải trả

Nợ phải trả của công ty từ trước đến nay luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Ở thời điểm đầu năm nợ phải trả của công ty là

3,493,810,994 nghìn đồng, đến cuối năm nợ phải trả chỉ còn 2,968,545,698 nghìn đồng, giảm 525,265,296 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 15.03%. Tỷ trọng của nợ phải trả cũng giảm từ 92.53% xuống còn 87.16% trong tổng nguồn vốn. Như vậy công ty đang trong quá trình giảm mức độ sử dụng nợ vốn đã rất cao trong những năm vừa qua nhằm tăng mức độ tự chủ tài chính và giảm áp lực thanh toán. Tỷ trọng nợ ngắn hạn của công ty là rất cao với 99.77% trong tổng nợ, nợ dài hạn chỉ có 0.23%. Cụ thể:

- Vay và nợ ngắn hạn: cuối năm 2012 chỉ còn ở mức 145,544,115 nghìn đồng giảm 73,823,335 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 33.65% điều này làm cho tỷ trọng khoản vay và nợ ngắn hạn giảm 1.39% xuống còn 4.91% . Các khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty phần lớn là vay của Ngân hàng TMCP Quân đội. Mức lãi suất vay nợ của mỗi khoản vay là khác nhau tuy nhiên mức lãi suất bình quân được các kế toán doanh nghiệp xác định là 18%/ 1 năm. Với việc thanh toán được khá lớn nợ vay ngắn hạn từ ngân hàng đã nâng cao mức độ tự chủ cho doanh nghiệp, giảm áp lực trả nợ và lãi vay từ ngân hàng, ngoài ra điều này cũng khiến cho doanh nghiệp tạo uy tín thuận lợi trong việc tiếp tục vay vốn nếu cần thiết trong năm kế tiếp.

- Phải trả người bán: cũng giảm cực lớn khi mà ở thời điểm cuối năm chỉ còn 203,100,867 nghìn đồng, tức là đã giảm 1,179,221,057 nghìn đồng tỷ lệ giảm là 85.31%. Tỷ trọng các khoản phải trả người bán chỉ còn 6.86% giảm đến 32.86% so với đầu năm. Đây là các khoản nợ những nhà cung cấp vật tư xây dựng cho công ty từ rất nhiều công trình trước đây, công ty có chính sách trung thành với nhà cung cấp vật tư quen thuộc để đảm bảo chất lượng vật tư cũng như thuận lợi trong việc hợp đồng trả nợ. Với việc là một doanh nghiệp Nhà Nước và cũng có uy tín trên lĩnh vực kinh doanh chính vì vậy mà các nhà cung cấp đã chấp nhận cho công ty chiếm dụng vốn một thời gian khá dài. Quỹ tiền tệ sử dụng để trả nợ chính là phần lớn doanh thu mà công ty thu

được từ khu chung cư Quận 7 Tp Hồ Chí Minh và một số các công trình khác được tất toán trong năm. Điều này đã giúp ích cho công ty rất nhiều không chỉ giảm bớt nợ nần, mà còn nâng cao uy tín của công ty đối với nhà cung cấp, là tiền đề để đôi bên tiếp tục hợp tác trong tương lai dài hơn nữa.

- Người mua trả tiền trước: chỉ tiêu này ở thời điểm cuối năm đã tăng 201,961,943 nghìn đồng và đạt mức 1,584,283,867 nghìn đồng (tỷ lệ tăng ở mức 14.61%). Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn, chiếm đến 53.49% tổng nợ ngắn hạn ở cuối năm, tỷ trọng tăng 13.77% so với đầu năm. Sở dĩ chỉ tiêu này tăng trong năm 2012 là bởi vì trong năm công ty đã khởi công xây dựng dự án xây dựng sân bay Cát Bi Hải Phòng, đây là dự án sân bay lớn nhất trong vòng 5 năm qua của công ty. Sân bay Cát Bi sẽ là một trong những cảng hàng không quốc tế của cả nước phục vụ giao thương quốc tế, vận tải quốc tế và những mục đích chính trị khác. Chính vì tầm quan trọng của dự án này mà vốn đầu tư được Nhà Nước tạm ứng trước cho công ty ACC là khá lớn, đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho công ty: thuận lợi vì với lượng vốn được cung cấp thêm khá lớn thì công ty có thể linh hoạt chủ động sử dụng trong kinh doanh, mặt khác khó khăn khi nguồn vốn chiếm dụng này phải được tính toán và sử dụng một cách hợp lý để kịp tiến độ thi công được giao.

- Cùng theo xu hướng giảm nợ phải trả, các chỉ tiêu Thuế và các khoản

phải nộp Nhà Nước, Phải trả người lao động và Phải trả phải nộp khác cũng

giảm khá nhiều. Tổng giá trị giảm của các khoản trên là 602,355,187 nghìn đồng. Lý do giảm của các khoản này là vì doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng thanh toán tạo uy tín, đồng thời cũng bởi vì doanh nghiệp thu được tiền tư nhiều dự án nên có quỹ tiền tệ để thanh toán bớt các khoản nợ.

- Các khoản phải trả nội bộ và Quỹ phúc lợi khen thưởng tăng khá nhiều tuy nhiên do chiếm tỷ trọng rất bé nên không ảnh hưởng nhiều đến tình

hình nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Về nợ dài hạn của doanh nghiệp, chỉ chiếm một tỷ trọng rất bé trong tổng nợ. Nợ dài hạn về cuối năm cũng giảm đáng kể: giảm tới 6,805,312 nghìn đồng tỷ lệ giảm là 49.81%. Có thể thấy công ty khá hạn chế sử dụng nợ dài hạn, bởi vì đây là kênh huy động có chi phí sử dụng vốn cao, bên cạnh đó vay nợ dài hạn thường không được sử dụng một cách có hiệu quả. Vì thế duy trì tỉ trọng vay nợ dài hạn thấp là điều hợp lý nếu không thực sự cần thiết.

Có thể thấy rằng, cách sử dụng nguồn tài trợ từ nợ phải trả của công ty đang có những thành công nhất định. Một mặt, tận dụng được lợi thế là một doanh nghiệp Nhà Nước được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Quân Chủng và Bộ Quốc Phòng, cộng với uy tín hoạt động lâu năm trong nghề Công ty ACC đã chiếm dụng và sử dụng hiệu quả một lượng rất lớn các nguồn vốn từ nhà cung cấp, từ nhà đầu tư trả tiền trước để phục vụ vào hoạt động kinh doanh sản xuất của mình, giúp cho công ty không phải chịu áp lực trả chi phí sử dụng vốn. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ Nợ phải trả rất cao tuy nhiên, vay nợ từ các tổ chức tín dụng chiếm một tỷ trọng khá bé, vì vậy công ty chỉ có chi phí vay nợ là khá thấp. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề được đặt ra cho công ty đó là việc chiếm dụng với lượng vốn rất lớn từ nhà cung cấp sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tài chính bất cứ lúc nào, vì vậy doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng cho tình huống các nhà cung cấp đề nghị thanh toán. Việc sử dụng vốn mà không chịu áp lực trả lãi sẽ khiến cho nhiều đồng vốn không được sử dụng một cách đúng mục đích gây lãng phí và thiếu hiệu quả sử dụng vốn. Việc sử dụng tỷ lệ vay nợ từ các tổ chức tín dụng quá thấp đồng nghĩa với việc không tận dụng được lợi thế của tác động đòn bẩy tài chính. Công ty cần xem xét và đánh giá lại tình hình sử dụng nợ và cần tận dụng các tác động tích cực từ sử dụng nợ vay. Tỷ lệ nợ / tổng nguồn vốn của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành vẫn là quá cao (mức độ sử dụng nợ trung bình ngành xây dựng là 74% trong

tổng nguồn vốn).

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối năm đã bất ngờ tăng lên khá nhiều:

tăng 156,383,431 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 62.53%. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng khá bé trong tổng nguồn vốn (11.93%) nhưng vốn chủ sở hữu vẫn là một nguồn hình thành tài sản vô cùng quan trọng. Sở dĩ vốn chủ sở hữu tăng trong năm 2012 là do Nhà Nước đã tăng cường đầu tư cho công ty thêm 80 tỷ đồng cộng với lợi nhuận được giữ lại tái đầu tư. Vốn chủ sở hữu tăng làm tăng mức độ tự chủ tài chính cho công ty, mặc dù vẫn còn khá bé so với tổng nguồn vốn nhưng điều này sẽ từng bước cải thiện tình hình tài chính cho công ty.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w