Đối với Ngân hàng Phát triển ViệtNam

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 96 - 97)

II Dự án không phân cấp

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA NHPT VIỆT NAM, CHI NHÁNH NINH BÌNH

3.3.3- Đối với Ngân hàng Phát triển ViệtNam

- Để hoàn thiện cơ chế tín dụng, Ngân hàng Phát triển cần chủ động nghiên cứu, xin ý kiến các Bộ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho phép xây dựng dự án Luật về tín dụng của Nhà nước. Báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, ngày 20/12/2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP, ngày 19/9/2008 về Tín dụng đầu tư và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Đây là những căn cứ pháp lý xác định cơ chế, chính sách quan trọng nhất để hoàn thiện cơ chế tín dụng.

- Nghiên cứu hoàn thiện mô hình hoạt động của hệ thống VDB, theo hướng sử dụng cơ chế thị trường làm phương tiện để thực hiện có hiệu quả cao hơn chính sách của Nhà nước; từng bước tiến tới tự chủ về tài chính cân đối thu – chi, giảm dần và tiến đến ngân sách không phải cấp bù kinh phí hoạt động. Quan trọng nhất là

ổn định tổ chức, ổn định tư tưởng CBVC, tạo sự thống nhất toàn hệ thống, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao cho. Phê duyệt Đề án tổ chức nhân sự của các chi nhánh, bố trí đủ nhân lực và bộ máy lãnh đạo giúp cho chi nhánh đủ sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược về huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp với cơ chế thị trường, trong đó phải nói rõ được những khó khăn về điều kiện, phương tiện, chính sách huy động vốn của NHPT, để báo cáo Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho NHPT tháo gỡ khó khăn lớn nhất đối với NHPT là huy động vốn, đảm bảo cân đối nguồn vốn với sử dụng vốn và chính là để đảm bảo khả năng thanh toán, an toàn bền vững của hệ thống VDB.

- Khẩn trương xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản trị rủi ro hoạt động ngân hàng phát triển, trong đó có quản trị rủi ro tín dụng. Quy chế quản trị rủi ro cần vận dụng phù hợp các quy định, tiêu chuẩn về phân loại nợ, xử lý nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và dần tiến tới các chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện quy chế kiểm tra, giám sát và kiện toàn hệ thống bộ máy kiểm tra, giám sát từ Hội sở chính đến tất cả các chi nhánh NHPT. Hệ thống kiểm tra, giám sát thực hiện ở cả ba giai đoạn: trước – trong – sau của quá trình hoạt động một nghiệp vụ; nhưng có thể tổ chức theo các bộ phận thực hiện: kiểm tra trước và trong khi tác nghiệp phân công cho các bộ phận, phòng nghiệp vụ thực hiện; phòng kiểm tra thực hiện giám sát ở hai khâu này. Phần kiểm tra sau ( hậu kiểm ) và giám sát khắc phục sau kiểm tra (phúc tra) do phòng kiểm tra thực hiện, như vậy sẽ phù hợp với hình thức tổ chức hoạt động tín dụng và sự hạn chế về nhân lực kiểm tra của NHPT Việt Nam hiện tại và trong giai đoạn 2011 – 2015.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đối với VDB cần khẩn trương công bố chính thức bộ thủ tục giải quyết các công việc, trong đó trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục của nghiệp vụ tín dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w