II Dự án không phân cấp
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA NHPT VIỆT NAM, CHI NHÁNH NINH BÌNH
3.2.1- Nhóm giải pháp nhằm hồn thiện chính sách, quy định của Nhà nước về tín dụng của NHPT Việt Nam
Hệ thống các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hiện nay đã có các Nghị định của chính phủ về Tín dụng đầu tư và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của NHPT Việt Nam. Bộ Tài chính đã có các thơng tư hướng dẫn thực hiện nghị định của Chính phủ. Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ban hành các quy chế, quy trình, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ để tổ chức thực hiện như đã trình bày, phân tích ở chương II. Tuy nhiên hệ thống chính sách pháp luật cũng cịn những hạn chế cần có giải pháp hồn thiện.
Ngân hàng Phát triển cần chủ động nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chính phủ những kết quả đạt được, hạn chế của cơ chế tín dụng và hướng cải tiến, bổ sung, sửa đổi để hồn thiện cơ chế tín dụng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành nghiên cứu quyết định bổ sung, sửa đổi khẩn trương để hồn thiện cơ chế tín
dụng của Nhà nước. Tác giả xin đề xuất những giải pháp để hồn thiện cơ chế tín dụng như sau:
- Xây dựng hành lang pháp lý tổ chức hoạt động của NHPT Việt Nam nằm trong hoạt động hệ thống ngân hàng; VDB được thực hiện đầy đủ các hoạt động của một ngân hàng và được tham gia vào các hoạt động của hệ thống ngân hàng: tham gia thị trường mở, được huy động vốn, tái cấp vốn của NHNN…Bởi hiện tại VDB vừa là một tổ chức tài chính vừa vừa là một tổ chức tín dụng Nhà nước, trực thuộc Chính Phủ nên rất khó khăn trong xây dựng cơ chế. Thực hiện được giải pháp này sẽ xác định rõ, ổn định vị trí, vai trị của Ngân hàng Phát triển trong nền kinh tế là một tổ chức tín dụng của Nhà nước ( là một ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng ) thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Đề nghị Chính phủ chuyển những hoạt động mang tính chất tài chính cơng sang cho các tổ chức tài chính nhà nước thực hiện: hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất. VDB dần tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu là tín dụng đầu tư, trong đó cho vay đầu tư là nghiệp vụ cơ bản của một ngân hàng phát triển.
- Theo lý thuyết và thông lệ quốc tế, ngân hàng phát triển là một tổ chức tín dụng, một loại hình ngân hàng chính sách nằm trong hệ thống ngân hàng, có chức năng chủ yếu là tài trợ(cho vay vốn trung, dài hạn) các dự án đầu tư phát triển, thực hiện hỗ trợ của nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng, kế hoạch của nhà nước. Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư phát triển:
Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bởi các dự án này thời gian dài, luân chuyển vốn chậm, hiệu quả kinh tế thường không cao và các tổ chức tín dụng khác hoặc doanh nghiệp khơng có khả năng hoặc khơng muốn tham gia đầu tư, nhưng không thể thiếu đối với nền kinh tế đất nước;
Các dự án phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục được thị trường đáp ứng ( thường gọi xã hội hóa );
Các dự án đầu tư an sinh xã hội như nước sạch dùng cho sinh hoạt, bảo vệ mơi trường, xử lý chất thải.
Vì vậy VDB cần nghiên cứu, báo cáo các Bộ trình Chính phủ cho phép cơ cấu lại đối tượng cho vay đầu tư theo các đối tượng nêu trên. Xu hướng kinh tế quốc tế là các nhà nước ngày càng phải giảm dần chính sách bảo hộ nhất là bảo hộ
hàng xuất khẩu, không được hỗ trợ trực tiếp như cho vay lãi suất thấp… nên cơ chế tín dụng nhà nước cần được sửa đổi cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế khi chúng ta hội nhập.
- Đổi mới hệ thống chính sách, quy chế tín dụng của Nhà nước theo định hướng hoạt động tín dụng đã trình bày ở trên, nhằm từng bước thu hẹp dần hình thức hỗ trợ trực tiếp, mở rộng hỗ trợ gián tiếp: chuyển từ ưu đãi lãi suất sang ưu đãi về điều kiện, mức và thời gian hỗ trợ; cụ thể là:
+ Rà soát, điều chỉnh đối tượng được vay vốn để thực hiện cho vay có trọng tâm trọng điểm, tập trung được nguồn vốn khan hiếm để đạt được mục tiêu lớn là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng đầu tư, xuất khẩu; là vốn mồi để khuyến khích tham gia đầu tư và SXKD hàng xuất khẩu của các thành phần kinh tế trong xã hội; nâng cao tính hiệu quả quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mơ của Nhà nước. Đây chính là thời cơ để cơ cấu lại danh mục đầu tư, danh mục hàng xuất khẩu cần sự hỗ trợ phát triển của Nhà nước; nhưng cơ cấu lại phải đạt được sự tác động mạnh mẽ theo định hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và hướng cho vay đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực mà các NHTM, các thành phần kinh tế ngồi nhà nước có ít khả năng hoặc khơng muốn đầu tư ( đúng bản chất, đặc điểm của ngân hàng phát triển): Tập trung hỗ trợ cho các dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước, các dự án bảo vệ môi trường, các vùng kinh tế trọng điểm; khu vực nông nghiệp nông thôn; đầu tư các dự án xã hội hóa giáo dục, y tế theo chỉ đạo của Chính phủ; cho vay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và các khách hàng có kim ngạch XK lớn và khách hàng truyền thống. Mặt khác để thực hiện tốt chủ trương xoá bỏ bao cấp, giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước đối với nền kinh tế, yêu cầu và trở thành điều kiện cho vay tín dụng đối với các dự án đầu tư và phương án vay vốn xuất khẩu là phải có hiệu quả kinh tế, hoàn trả được đầy đủ vốn vay theo HĐTD đã ký. Như vậy Chính phủ cần tạo cho VDB một vị trí pháp lý tương đối độc lập trong các phán quyết tín dụng, nhất là đối với các chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư. Trường hợp đặc biệt các dự án đầu tư mang tính an sinh, xã hội cao, hiệu quả kinh tế thấp mà cần thiết phải đầu tư thì Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải hỗ trợ nguồn trả nợ cho VDB, đảm bảo hoàn trả đầy đủ vốn vay.
+ Giảm dần các đối tượng vay vốn theo lãi suất ưu đãi, thu hẹp dần khoảng cách giữa lãi suất cho vay TDNN với lãi suất cho vay bình quân trên thị trường, tiệm cận với lãi suất cho vay thị trường. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt theo thị trường và thoả thuận với khách hàng vay vốn. Giải pháp này giúp cho NHPT Việt Nam có điều kiện thuận lợi để huy động ( hiện nay lãi suất huy động vốn của VDB luôn thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường: 10% - 12%/ năm, rất khó huy động vốn ); giúp VDB từng bước cân đối tài chính, giảm được số cấp bù chênh lệch lãi suất và giảm số cấp kinh phí hoạt động của Ngân sách nhà nước, tiến tới tự chủ về tài chính của. Mặt khác khắc phục được tư tưởng bao cấp, ỷ lại, trây ỳ trả nợ vay của khách hàng vay vốn; khắc phục tư tưởng quan liêu, thiếu ý thức kinh doanh của một bộ phận CBVC Ngân hàng Phát triển; nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả và an tồn vốn tín dụng nhà nước. Điều kiện để thực hiện được giải pháp này là có sự thay đổi quan điểm của cấp quyết định cơ chế chính sách ( các Bộ, ngành, Chính phủ ): chuyển từ bao cấp, bảo hộ sang hạch toán kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Giải pháp huy động vốn hiệu quả nhất cho VDB là đề nghị Chính phủ vận dụng kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, chỉ cho phép VDB phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ, các tổ chức tín dụng khác khơng được phát hành trái phiếu. VDB cần xây dựng chiến lược huy động vốn trung, dài hạn trên thị trường tuân thủ theo quy luật thị trường: lãi suất huy động phải theo lãi suất thị trường và mở rộng các hình thức, phạm vi huy động vốn. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngồi, để huy động vốn, hợp tác đầu tư và chuẩn bị cho thanh toán quốc tế.
Mặt khác VDB cần báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ cho phép huy động vốn với lãi suất thị trường; được tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế để các chi nhánh có thể tự huy động tại chỗ, hỗ trợ cho Hội sở chính trong tình trạng khó khăn về nguồn vốn của VDB; các chi nhánh có thể cân đối được nguồn ngắn hạn để cho vay xuất khẩu.
+ Mức cho vay theo quy định của Chính phủ hiện tại ( theo NĐ:151/2006 và NĐ 106/2008 ) là quá ưu đãi: mức cho vay đầu tư đối với một dự án tối đa 70% tổng mức đầu tư tài sản cố định; mức cho vay xuất khẩu tối đa 70% giá trị HĐXK và tới 85% đối với hình thức cho vay sau khi giao hàng. Quy định chung như vậy
thường dẫn tới sự vận dụng tối đa mức cho vay ở các chi nhánh NHPT, nên đã phát sinh lãng phí vốn, ứ đọng vốn hoặc có trường hợp sử dụng vào mục đích khác. Theo tơi nên quy định cụ thể hơn: mức cho vay tối đa trên chỉ đối với các dự án trọng điểm của Chính phủ, các mặt hàng XK chủ lực và khách hàng có kim ngạch XK lớn; còn các đối tượng khác mức cho vay chỉ nên tối đa 50% tổng mức đầu tư TSCĐ của dự án hoặc 50% tổng chi phí lưu động để SXKD của HĐXK. Đối với cho vay xuất khẩu quy định tỷ lệ theo giá trị HĐXK là không hợp lý, nên quy định tỷ lệ cho vay tối đa trên tổng chi phí lưu động, sẽ hạn chế được sự thừa vốn so với nhu cầu thực của HĐXK vì tổng giá trị HĐXK bao gồm cả chi phí cố định, lợi nhuận, lãi vay vốn lưu động, thuế có thể những chi phí này lớn hơn 30% cịn lại của HĐXK, do vậy cũng hạn chế sử dụng vốn sai mục đích, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng huy động vốn đầu tư của xã hội vào đầu tư phát triển, tăng tinh thần trách nhiệm của người vay vốn.
+ Thời hạn cho vay đầu tư hiện nay theo quy định của Chính phủ chưa thực sự phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn, vòng đời dự án đầu tư, nhất là đối với các dự án lớn nhóm A, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế luân chuyển vốn chậm, sinh lời thấp, thì quy định thời hạn cho vay như hiện tại thường ngắn hơn thời gian luân chuyển vốn. Nên nhiều dự án đầu tư phải chịu sức ép trả nợ quá khả năng hoàn vốn thực tế, phát sinh nợ quá hạn gây khó khăn cho SXKD và trả nợ của doanh nghiệp. Cần phải quy định lại cho phù hợp, thời hạn cho vay tối đa đối với các dự án lớn, siêu lớn, dự án đặc thù từ 15 đến 20 năm.
+ Hoàn thiện quy định về bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: hiện tại Chính phủ và NHPT Việt Nam (VDB) quy định chung là khách hàng vay vốn TD của Nhà nước tại VDB được dùng tài sản hình thành từ tiền vay ( tài sản trong tương lai) để bảo đảm cho tiền vay của VDB. Khách hàng vay vốn và VDB thực hiện ký HĐBĐ tiền vay trước khi ký HĐTD theo giá trị tổng dự toán của dự án đầu tư hoặc tổng giá trị hàng hóa sẽ hình thành của HĐXK trong tương lai; sau khi có phê duyệt quyết tốn và kiểm tốn đầu tư hồn thành VDB và chủ đầu tư mới ký HĐBĐ TV chính thức xác định giá trị tài sản bảo đảm. Theo quy định của VDB yêu cầu các chi nhánh và chủ đầu tư trong thời gian xây dựng, giải ngân vốn vay phải thường xuyên xác định giá trị khối lượng, cơng việc hồn thành để ký với nhau phụ lục HĐBĐ; quy định như vậy đã tạo ra nhiều thủ tục khơng cần thiết và khó thực hiện đối với loại hình bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành trong
tương lai. Theo tác giả nên bỏ quy định này; vì quá trình giải ngân vốn vay đã trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu khối lượng, cơng việc hồn thành theo giai đoạn, nhưng có nhiều chi phí ( chi phí khác: tư vấn, chuyển giao công nghệ, chi ban quản lý dự án…) khơng có hình hài vật chất và các chi phí, khối lượng thường xun biến đổi khơng thể ký HĐBĐ và đăng ký thay đổi liên tục được. Tuy vậy còn thiếu quy định cụ thể nếu trường hợp trong thời gian đầu tư xây dựng hoặc đang sản xuất dở dang hàng XK mà phát sinh rủi ro khách quan bất khả kháng, phải xử lý tài sản để có nguồn thu nợ thì xử lý như thế nào? Tôi xin đề xuất giải pháp cho vấn đề này như sau: trước hết tất cả những tài sản có thể thu hồi được phát mại, thu nợ cho VDB để bù đắp một phần tổn thất vốn TD của Nhà nước; phần chênh lệch vốn vay khơng thu hồi được thì Nhà nước cho phép xử lý nợ vay này theo hình thức xóa nợ cho khách hàng vay. Công việc quản lý tài sản là hàng hố xuất khẩu hình thành trong tương lai hiện tại rất khó hoặc nếu có chỉ là hình thức; vì VDB chưa có đủ điều kiện về nhân lực, phương tiện, chi phí để quản lý kho hàng và kiểm sốt dịng tiền. Vì vậy trong giai đoạn này chỉ nên áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay này đối với Cho vay đầu tư; còn với Cho vay xuất khẩu cần bổ sung và nâng dần mức đảm bảo tiền vay bằng tài sản khác ( tối thiểu 30% - 50% ). Chỉ ký HĐBĐTV nguyên tắc bằng hàng hố, dịch vụ XK hình thành từ tiền vay, chi nhánh NHPT có trách nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo nợ vay trên cân đối sổ sách kế toán doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, nâng cao trách nhiệm của khách hàng vay vốn đối với sử dụng vốn vay tín dụng của Nhà nước
+ Ngân hàng Phát triển cần nghiên cứu để ban hành quy chế về quản trị rủi ro theo theo các chuẩn mực của Hiệp hội ngân hàng quốc tế và tham khảo các phương pháp quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại trong nước; phòng ngừa, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro tín dụng, để có biện pháp khắc phục. Quy chế quản trị rủi ro cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản là: phải có cách thức thu thập, báo cáo, phân tích thơng tin của khách hàng, dự án đầu tư hay phương án XK, thông tin về môi trường kinh doanh…ngay từ khâu thẩm định dự án hay phương án vay vốn XK cho đến khi hồn thành HĐTD; phải có các biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp có dấu hiệu rủi ro xuất hiện… Có quy chế quản trị rủi ro sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng, phịng ngừa rủi ro hiệu quả, đảm bảo an tồn vốn tín
dụng và là phương pháp hoạt động của những ngân hàng văn minh, chuyên nghiệp – hiện đại.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần khẩn trương nghiên cứu sửa đổi quy định phân cấp trong hoạt động tín dụng: Quy định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí, mức, trách nhiệm, quyền lợi được phân cấp, xử lý vi phạm và phải phù hợp với điều kiện,