Về đối tượng tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 46 - 50)

- Năng lực hoạt động của Ngân hàng Phát triển

Sơ đồ 2.1: Tổ chức hoạt động tín dụng của chi nhánh NHPT Ninh Bình

2.3.3.1. Về đối tượng tín dụng

Căn cứ vào các đối tượng tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu do Chính phủ quy định tại các Nghị định số 151/ 2006/ NĐ-CP ngày 20/ 12/ 2006 và Nghị định số 106/ 2008/ NĐ-CP ngày 19/ 5/ 2008. Thực hiện chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ Ninh Bình lần thứ XIII năm 2001 và Đại hội lần thứ XIX năm 2006: Tập trung phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy

nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa. Đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản để nâng giá trị và tạo đầu ra cho hàng hóa nơng sản. Tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu trên 50 triệu USD. Chi nhánh Ninh Bình đã tập trung ưu tiên cho phát triển nghiệp vụ Cho vay đầu tư, chủ động tích cực tìm kiếm dự án đầu tư thuộc đối tượng cho vay đầu tư và từng bước triển khai cho vay xuất khẩu phù hợp với tình hình SXKD hàng xuất khẩu của Ninh Bình.

- Đối tượng tín dụng đầu tư, giai đoạn 2006 – 2010

Đối tượng TD đầu tư thời kỳ 2006 – 2010 tại Chi nhánh được thực hiện chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 2006 – 6/2008 thực hiện theo quy định của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, ngày 20/12/2006 của Chính phủ; giai đoạn từ 6/ 2008 – 2010 thực hiện theo quy định của Nghị định số 106/2008/ NĐ-CP, ngày 19/5/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định số 151/2006/ NĐ-CP ngày 20/12/2006.Qua số liệu báo cáo tổng hợp của Chi nhánh, trong giai đoạn 2006 đến 2010 Chi nhánh đã thẩm định, quyết định cho vay hoặc trình Hội sở chính NHPT Việt Nam quyết định cho vay 23 dự án và 2 chương trình. Phân theo các nhóm đối tượng quy định cụ thể:

+ Nhóm dự án ĐT kết cấu hạ tầng KT – XH: có 01 dự án nước sinh hoạt thành phố Ninh Bình và 01 chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh mơi trường nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng. Cả dự án và chương trình này đều được đầu tư bằng nguồn vốn vay, cấp phát của Ngân hàng thế giới (WB), NHPT Việt Nam thực hiện cho vay lại. Chương trình đầu tư nước sinh hoạt và vệ sinh mơi trường nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng được thực hiện ở 32 xã với 30 tiểu dự án, để cấp nước sạch cho gần 50% dân số vùng nông thơn khó khăn về nước sạch sinh hoạt của Tỉnh, thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước ta và của Liên hiệp quốc. Các dự án và chương trình này có hiệu quả xã hội và có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, nhưng thường khó khăn trong hiệu quả kinh tế trực tiếp từ dự án.

+ Đầu tư theo quyết định của Chính phủ: Chi nhánh đã thực hiện cho vay 01 chương trình, đó là chương trình đầu tư “Kiên cố hố kênh mương và đường giao thơng nơng thơn”. Chương trình này thực hiện cho vay đối với ngân sách cấp tỉnh, UBND Tỉnh là người vay và trả nợ, không phải trả lãi; hàng năm các tỉnh đăng ký

nhu cầu vay vốn, Bộ Tài chính, Bộ KH và ĐT cân đối, tổng hợp trình Thủ Tướng Chính phủ quyết định, giao NHPT thực hiện.

+ Nhóm dự án ĐT thuộc lĩnh vực cơng nghiệp: từ 2006 đến nay mới có 01 dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám – Ninh Bình, cơng suất 560.000 tấn/ năm, đây là một dự án lớn ( nhóm A), dự án trọng điểm của Nhà nước, với mục tiêu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, giảm lượng phân đạm nhập khẩu, chủ động bình ổn, giảm giá phân và chi phí SX cho nơng dân trong nước. Đây cũng là dự án có cơng nghệ cao, tiên tiến trên thế giới, giảm thiểu tối đa ơ nhiễm mơi trường.

+ Nhóm dự án ĐT vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở tỉnh Ninh Bình: theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc Hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 và Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg, ngày 5 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số xã vào danh mục vùng có điều kiện KT-XH khó khăn. Do điều kiện KT-XH của Ninh Bình có hạn chế về các nhóm đối tượng cho vay ĐT khác, Chi nhánh đã chủ động, tích cực triển khai, tìm kiếm các dự án đầu tư ở các vùng khó khăn là chủ yếu. Do vậy kết quả cho vay nhóm đối tượng này đã đạt rất cao, trong giai đoạn 2006 – 2010 Chi nhánh đã thẩm định, quyết định cho vay ( dự án được phân cấp) hoặc trình Tổng Giám đốc NHPT quyết định: 21 dự án/23 dự án, với tổng mức đầu tư: 5.978.626 triệu đồng và tổng mức cho vay: 2.670.888,0 triệu đồng. Các dự án thuộc nhóm đối tượng này hầu hết đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch theo quy hoạch và định hướng phát triển KT-XH của Chính phủ và của Tỉnh; góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và của quốc gia.

- Đối tượng TDXK:

TDXK bao gồm 3 hình thức: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh TD xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ở Chi nhánh NHPT Ninh Bình mới thực hiện một hình thức Cho vay xuất khẩu đối với nhà xuất khẩu. Đối tượng cho vay xuất khẩu ở Chi nhánh thực hiện theo quy định của Chính Phủ tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, ngày 20/12/2006, thời kỳ 2006 đến 2009. Cụ thể tình hình thực hiện đối tượng cho vay xuất khẩu ở Chi nhánh: Cho vay nhà xuất khẩu có

hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng được vay vốn TDXK theo quy định của Chính Phủ.

Qua số liệu tổng hợp cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa phát triển, chủ yếu là mặt hàng rau quả đã được chế biến tinh: nước dứa cô đặc, quả vải, hạt điều và hàng thủ cơng mỹ nghệ: cói, thêu ren, đồ gỗ. Ninh Bình chưa có các mặt hàng công nghệ cao, giá trị lớn để xuất khẩu; vì vậy doanh thu xuất khẩu rất nhỏ bé, trong 10 năm qua vẫn chưa đạt doanh số xuất khẩu 50 triệu USD.

Bảng số 2.5: Đối tượng Cho vay xuất khẩu, giai đoạn 2006 – 2009

Đơn vị tính: triệu đồng STT Mặt hàng Tổng D/S XK theo HĐXK Tổng mức CV theo HĐTDXK Tỷ lệ CV/DSXK (%) Tổng D/Số cho vay 1 2 3 4 5 6 I Nhóm nơng, lâm, thuỷ sản

1 Rau quả 22.794.083usd

= 363.573,0trđ 240.092,0 66,0 241.336,0 2 Hạt điều 968.100 usd = 15.904 trđ 11.810,0 73,9 11.810,0 II Nhóm thủ cơng mỹ nghệ 1 Hàng đan lát, tết bện (cói, bẹ chuối) 4.281.031usd (66.848,0trđ) 39.061,0 58,4 36.115,0 2 Hàng thêu, ren 1.441.654usd

3 Đồ gỗ xuất khẩu 217.814,0usd

(3.523,0 trđ) 2.630,0 74,6 1.451,5 Tổng số: 29.702.682usd

(473.591,0trđ) 308.999,0 65,2 304.596,2

Nguồn: Báo cáo TDXK 2006 – 2009, Chi nhánh NHPT Ninh Bình.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 46 - 50)