II Dự án không phân cấp
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA NHPT VIỆT NAM, CHI NHÁNH NINH BÌNH
3.2.3- Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện cơ chế cho vay đầu tư, cho vay xuất khẩu
khẩu
Có cơ chế đúng là điều kiện tiên quyết, nhưng để chính sách phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống phải tổ chức thực hiện tốt cơ chế đã ban hành, đây là vấn đề có tính quyết định. Qua gần 5 năm thực hiện cơ chế tín dụng của NHPT Việt Nam ở Chi nhánh Ninh Bình cịn những hạn chế như đã phân tích ở trên…. cần có những giải pháp khắc phục:
- Chi nhánh Ninh Bình cần tổ chức nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình, của cả nước và thế giới, lựa chọn các ngành, vùng thuộc đối tượng cho vay đầu tư của Nhà nước phù hợp với xu hướng phát triển để định hướng cho vay vốn và cơ cấu lại nợ. Đa dạng hoá các đối tượng đầu tư, giảm dần cho vay đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống, chuyển đầu tư dự án công nghệ cao ( SX vật liệu mới, thân thiện với môi trường sống ); chú trọng đầu tư các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn ( chế biến nông sản, nâng cao giá trị hàng nông sản, tạo đầu ra cho hàng hố nơng sản…); các dự án đầu tư ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, nhưng có hiệu quả kinh tế, có khả năng trả nợ vốn vay, đủ điều kiện được vay vốn…
Nghiên cứu kỹ tình hình phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, quy mô, năng lực các DNXK, báo cáo VDB để mở rộng và duy trì cho vay xuất khẩu, hỗ trợ cho DNXK giải quyết những khó khăn về vốn, góp phần thúc đẩy phát triển SXKD hàng XK, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình. Trong giai đoạn này Chi nhánh tập trung cho vay xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Ninh Bình: hàng rau, quả; hàng cói, đan lát; thêu ren; gỗ, đá mỹ nghệ và những mặt hàng XK tới đây được bổ sung vào danh mục vay vốn xuất khẩu của Nhà nước.
Xây dựng đề án tổ chức nhân sự đảm bảo đáp ứng phù hợp với khối lượng cơng việc hiện có và chiến lược phát triển các hoạt động được Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Tỉnh Uỷ, Uỷ Ban nhân dân tỉnh giao cho. Cụ thể là: để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, số lượng CBVC đến 2015 phải có 45 người; số phịng nghiệp vụ cần có 6 phịng ( Tín dụng đầu tư, Tín dụng xuất khẩu,Tổng hợp, Tài chính – Kế tốn, Kiểm tra và phịng Hành chính – Quản lý nhân sự ).
- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện Quy chế Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng, các cấp trong chi nhánh(gọi tắt là Quy chế chức năng nhiệm vụ). Tham gia đóng góp xây dựng Chế độ trách nhiệm công vụ, Chế độ khen thưởng của NHPT Việt Nam, trên cơ sở đó chi nhánh quy định cụ thể chế độ trách nhiệm của mỗi vị trí cá nhân, các phòng, các cấp trong bộ máy tổ chức hoạt động của Chi nhánh; quy định rõ chế độ khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm để thực hiện. Đây là giải pháp có tính then chốt trong tổ chức hoạt động của mọi tổ chức nói chung và của Chi nhánh Ninh Bình nói riêng. Quy chế chức năng nhiệm vụ phải ln được bổ sung hồn thiện phù hợp với sự thay đổi chức năng nhiệm vụ của VDB mà Chính phủ giao cho.
- Tổ chức tốt, có hiệu quả thiết thực các phong trào thi đua; gắn thi đua với hồn thành nhiệm vụ chính trị; thi đua phải có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng cá nhân, từng phòng nghiệp vụ và cho Chi nhánh. Công tác thi đua phải được kiểm tra, phân tích, đánh giá thường kỳ một cách nghiêm túc; gắn kết quả thi đua với thu nhập ( trả lương theo kết quả lao động ); có khen thưởng, xử phạt kịp thời (bằng vật chất và tinh thần ) để động viên, kích thích phấn đấu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ.