Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tín dụng NHPT của Nhật Bản, Trung Quốc

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 31 - 32)

- Năng lực hoạt động của Ngân hàng Phát triển

1.3.1.Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tín dụng NHPT của Nhật Bản, Trung Quốc

- Kinh nghiệm từ Ngân hàng Phát triển Nhật Bản ( JDB )

Ngân hàng phát triển Nhật Bản thành lập năm 1951, thuộc sở hữu nhà nước, về đối tượng: tài trợ cho các ngành cơng nghiệp có quy mơ lớn, khuyến khích các ngành CN then chốt; trợ giúp vốn cho các DN công nghiệp; viện trợ nước ngồi và khuyến khích xuất khẩu; phát triển vùng ( cho vay đầu tư các dự án ở vùng kinh tế khó khăn); hiện đại hố các ngành năng suất lao động thấp ( như nông nghiệp, DN nhỏ và vừa); cho vay cải thiện điều kiện sống (đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cải thiện đời sống của dân cư, vừa là điều kiện cơ sở để phát triển SXKD ). Chính sách và cơ chế tín dụng của Nhà nước Nhật Bản và JDB nhất quán và phù hợp trong từng thời kỳ; giai đoạn đầu những năm 1956 – 1960 tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp then chốt với tỷ trọng vốn đầu tư / tổng VĐT toàn xã hội đạt 16,6%. Nhưng giảm dần những năm sau này khi ngành này đã phát triển có khả năng cạnh tranh trên thị trường: tỷ trọng VĐT 1970: 9,3%; Năm 1975: 3,7%. Chú trọng trợ giúp các DN công nghiệp tỷ trọng đầu tư từ trên 20% đến 26% cho các giai đoạn từ 1956 đến 1975.

Về nguồn vốn: Chính phủ chuyển tới 87% khoản vay Ngân hàng thế giới cho JDB để làm nguồn vốn đầu tư; đã tạo điều kiện thuận lợi và mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của JDB.

- Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tín dụng của NHPT Trung Quốc ( CDB ): Ngân hàng Phát triển Trung Quốc ( China Development Bank ) được Nhà nước Trung Quốc thành lập tháng 3 năm 1994, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. CDB cho vay đầu tư đối với các ngành quy mô lớn và vừa mang tính chất quan trọng của quốc gia, thực hiện cho vay lại các nguồn vốn

đầu tư nước ngoài, bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn của các NHTM để thực hiện đầu tư.

CDB chỉ thực hiện cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. CDB cho vay đầu tư đối với những ngành quy mơ lớn và vừa mang tính chất quan trọng của quốc gia; tập trung đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp then chốt: Cơ khí chế tạo; cơng nghệ cao, tin học, sinh học; đóng tàu biển… Theo số liệu phân chia dư nợ theo vùng, ta có thể thấy Chính phủ Trung Quốc thơng qua CDB đã thực hiện tập trung đầu tư cho vùng phía đơng (49,14% tổng vốn đầu tư) với một khu vực nhỏ hơn nhưng có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển hơn.

Nguồn vốn đầu tư của CDB chủ yếu từ phát hành trái phiếu dài hạn: trên 80% tổng nguồn vốn; ngân sách nhà nước cấp trên 10%; còn lại là vốn tự huy động trên thị trường. Các ngân hàng thương mại không được phép phát hành trái phiếu, do vậy càng làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu CDB và vai trò đầu tư dài hạn của CDB đối với nền kinh tế.

Về phương thức hoạt động: Nhà nước Trung Quốc đảm bảo cho CDB một vị thế tương đối độc lập cao trong các phán quyết tín dụng; các dự án, chương trình đầu tư của nhà nước có nhu cầu vay vốn của CDB, Chính phủ phải thương thảo với CDB và phải được CDB thẩm định, chấp thuận cho vay. Nếu Chính Phủ chỉ định cho vay thì Chính phủ phải chuyển nguồn vốn để CDB cho vay hộ và CDB không phải chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng…

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 31 - 32)