Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Bình có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHPT Ninh Bình.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 35 - 37)

- Năng lực hoạt động của Ngân hàng Phát triển

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHPT NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 –

2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Bình có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHPT Ninh Bình.

hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHPT Ninh Bình.

- Đặc điểm tự nhiên:

Vị trí địa kinh tế: Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở phía nam đồng bằng Bắc bộ, diện tích hơn 1400 km2, có 3 vùng kinh tế: vùng đồi, núi đá vơi trung du chiếm tới gần 1/2 diện tích; vùng đồng bằng và đất ngập nước ven núi; vùng kinh tế biển. Trên địa phận Ninh Bình có các trục đường bộ: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc – Nam đi qua rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa đường bộ, ngồi ra cịn có hệ thống sông Hồng: sông Đáy, sơng Hồng Long được sử dụng vận tải thủy đường sông và đường biển cho các loại tàu đến 3000 tấn trọng tải. Ninh Bình có vị trí địa lý rất quan trọng trong an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế của miền Bắc và Bắc Trung bộ, là địa bàn trung chuyển giữa hai khu vực và cả nước, cầu nối giữa vùng kinh tế động lực Sơng Hồng với miền Trung. Về phía tây Ninh Bình tiếp giáp với Hịa Bình, đã có tuyến đường bộ 497 liên tỉnh nối với Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh, vì thế trở thành cửa ngõ giao thương với các tỉnh Tây Bắc và Thượng Lào.

Ninh Bình có nhiều địa bàn khó khăn được ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư (2005): các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Tam Điệp, Yên Mô, Kim sơn và 8 xã vùng núi huyện Hoa Lư. Những dự án đầu tư thuộc địa bàn khó khăn này là đối tượng xem xét cho vay đầu tư của Nhà nước ở chi nhánh NHPT Ninh Bình.

Tài nguyên thiên nhiên: Ninh Bình là tỉnh đất đai nhỏ hẹp khoảng 1400km2 , khống sản khơng nhiều, chủ yếu là núi đá vôi nên tài nguyên lớn nhất do thiên nhiên ban tặng chính là vị trí địa lý thuận lợi như đã nêu ở trên. Đây là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh Ninh Bình phát triển tín dụng đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, đá, vôi…

- Đặc điểm kinh tế: Ninh Bình được tái lập năm 1992, với nguồn tài nguyên khoáng sản hạn chế và một cơ sở kinh tế có quy mơ nhỏ bé, thấp kém, thuần nơng, lạc hậu. Ninh Bình đã chọn cho mình hướng phát triển kinh tế: tạo lập môi trường kinh tế năng động, thơng thống, trước hết là để thu hút đầu tư, khai thác, động viên mọi nguồn lực cho đầu tư, làm bật dậy tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh, đó là phát triển cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh dịch vụ du lịch. Từ đó đến nay kinh tế của Tỉnh đã từng bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Theo niên giám thống kê Tỉnh: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân các giai đoạn đi lên ( theo giá so sánh: giá gốc năm 1994 ) như sau: 1996 – 2000 : 11% năm; 2001 – 2005 : 11,9 % năm; 2006 – 2009 : 17,0 % năm; KH 2010 : 18% năm, thực hiện đạt: 16%

Sự phát triển kinh tế với tốc độ cao và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, đang thực hiện cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa:

Bảng 2.1 : Cơ cấu KT ngành trong GDP, bình quân các giai đoạn, theo giá thực tế Số TT Cơ cấu ngành 2001- 2005 ( % ) 2006- 2009 ( % ) Tổng: 100 100

1 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 31,84 23,73

2 - Công nghiệp – Xây dựng: 37,16 41,88

3 - Dịch vụ: 31,00 34,39

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình ( 2006, 2008, 2009 ), Niên giám thống kê. Chi tiết cơ cấu kinh tế ngành của năm 2010: Nông, Lâm nghiệp và thuỷ sản: 16,2%; Công nghiệp và xây dựng: 47,3%; Dịch vụ: 36,5%

Thu nhập bình quân đầu người ( tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế /

tổng dân số của tỉnh) và năng suất lao động từ năm 2005 đến 2009 đã có tăng lên qua các năm, song vẫn cịn chậm và thu nhập thấp hơn so với bình quân cả nước: đến năm 2009 nếu tính đổi ra USD theo tỷ giá bình quân 18500đ/ USD thì thu nhập bình quân trên người ( GDP/ người ): 895,95 USD / người / năm; năng suất lao động bình quân: 1598,64 USD / lao động / năm. Như vậy thu nhập bình quân vẫn thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước là 1000 USD/ người/ năm, đến hết

năm 2010 mới đạt được mức thu nhập bình quân trên 1080 USD / người / năm vượt mức bình qn chung của vùng Đồng bằng sơng Hồng( 1040USD), vẫn thấp hơn bình quân cả nước (1200USD ).

- Đặc điểm xã hội: Về lao động và việc làm, theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, Ninh Bình có tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế / dân số cao, năm 2000 là 414.500 /886.754 người bằng 46,74 % ; năm 2005 là 455.200 / 893.463 người, bằng 50,95 % ; năm 2009 là 501.600 / 901.686 người, bằng 55,63 %; có khả năng đáp ứng nguồn lao động cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa của Tỉnh. Ninh Bình tạo ra được từ 16.000 đến 20.000 việc làm hàng năm, góp phần tích cực giảm lao động thất nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 35 - 37)