Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế tín dụng NHPT Việt Nam:

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 64 - 68)

II Dự án không phân cấp

2.4.2.1- Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế tín dụng NHPT Việt Nam:

Nam:

- Về Chính sách Tín dụng của Nhà nước và các quy chế, quy trình của NHPT đến nay đã ban hành tương đối đồng bộ như đã nêu ở trên, nhưng nhiều văn bản ban hành còn chậm, như: Quyết định số 108/2006/NĐ-CP và số 110/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập và phê duyệt điều lệ, tổ chức hoạt động của NHPT Việt Nam được ban hành từ ngày 19/5/2006; nhưng đến 20/12/2006 Chính phủ mới ban hành được Nghị định 151/2006/NĐ-CP về Tín dụng đầu tư và Tín dụng xuất khẩu. Đa số các Quy chế, Quy trình nghiệp vụ tín dụng đến 2007, thậm chí 2008 mới ban hành. Như vậy trong thời gian chưa ban hành toàn hệ thống NHPT phải áp dụng cơ chế tín dụng cũ của Qũy Hỗ trợ Phát triển, nên có những quy định khơng phù hợp hoặc khơng phù hợp hồn tồn, phải sử dụng hình thức các văn bản hướng dẫn tạm thời có thể gây nên những vấn đề hiểu nhầm hoặc thực hiện không phù hợp giữa NHPT và các khách hàng vay vốn đầu tư, vốn xuất khẩu.

- Cơ chế tín dụng của Nhà nước cịn mang nặng tính bao cấp và bảo hộ cho các đối tượng có khó khăn về đầu tư hoặc cần khuyến khích xuất khẩu: đối tượng cịn dàn trải nhất là cho vay đầu tư các dựa án ở các vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn…nên hiệu quả của Cho vay tín dụng của Nhà nước chưa cao, chưa thực sự trở thành công cụ mạnh để Nhà nước tác động, định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Cho vay với lãi suất ưu đãi ( thấp hơn nhiều so với thị trường và cố định tại thời điểm ký HĐTD) đã xuất hiện tình trạng các khách hàng vay vốn trây ỳ, cố tình khơng trả nợ đầy đủ đúng hạn khi gặp khó khăn về vốn sản xuất ( như thời kỳ 2008 – 2010 ), hoặc để chiếm dụng vốn của NHPT. Mức vốn cho vay quá cao và cho vay được bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành trong tương lai ( từ tiền vay ) thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước rất nhiều cho khách hàng vay vốn;

nhưng cũng đặt vốn tín dụng của Nhà nước ở NHPT vào tình trạng gặp nguy cơ rủi ro cao: có thể bị thất thốt, mất vốn mà khơng có khả năng thu hồi.

- Trong chính sách của Nhà nước về TDĐT, TDXK đã quy định NHPT Việt Nam hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được ngân sách nhà nước cấp vốn, bổ sung vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất huy động với lãi suất cho vay và được huy động vốn…Nhưng cho đến nay sau 5 năm thành lập và hoạt động của NHPT đã phát sinh nhiều vấn đề hạn chế về nguồn vốn, cân đối tài chính của NHPT:

Quy định NHPT hoạt động khơng vì lợi nhuận là chưa rõ ràng, không minh bạch trong nền kinh tế thị trường bởi hệ quả của nó là sự tác động tâm lý, hiệu quả kinh tế, tài chính có thể có đối với NHPT Việt Nam và người vay vốn đầu tư, vay vốn xuất khẩu là rất lớn. Trong điều kiện rất khó khăn về vốn và ngân sách nhà nước nên việc bảo đảm khả năng thanh tốn, cấp bù lãi suất, cấp kinh phí hoạt động, tạo điều kiện cấp vốn điều lệ, huy động vốn bằng phát hành trái phiếu Chính phủ đều rất khó khăn, khơng thực hiện đầy đủ và kịp thời được. Do vậy NHPT Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, cân đối tài chính ảnh hưởng lớn đến khả năng triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước ở NHPT Việt Nam cũng như các chi nhánh NHPT trong đó có chi nhánh Ninh Bình. Đây là một trong những vấn đề sống cịn của một tổ chức tín dụng, cần phải được tháo gỡ.

- Về đối tượng tín dụng của Nhà nước và chức năng nhiệm vụ của NHPT Việt Nam cịn có vấn đề chưa đầy đủ, hoặc được giao nhiều nhiệm vụ mang tính chất cấp phát, bao cấp: Chính phủ quy định NHPT thực hiện cho vay đầu tư các dự án nhưng chỉ cho vay đầu tư để hình thành nên tài sản cố định còn vốn lưu động cho dự án hồn thành đi vào hoạt động thì NHPT khơng cho vay. Điều này làm cho hầu hết các dự án đầu tư ( các chủ đầu tư ) bị thiếu vốn SXKD do chưa đủ điều kiện để vay vốn SXKD của các NH thương mại. Vì thế những năm đầu các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn về vốn SXKD, dự án đầu tư hồn thành khơng thể phát huy 100% công suất thiết kế, hiệu quả kinh tế kém, thậm chí thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ vay cho NHPT. Mặt khác trong những thời kỳ vừa qua Chính phủ giao cho NHPT thực hiện thêm một số nhiệm vụ mang tính chất của một tổ chức tài chính nhà nước: Hỗ trợ sau đầu tư; Hỗ trợ lãi suất 4% cho DN; Bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM; Cho vay kiên cố hóa kênh mương và đường giao thơng nơng thơn, khơng

tính lãi ( lãi suất 0% ); Cho vay lương và BH đối với DN bị mất việc làm…Những nhiệm vụ này làm cho NHPT mất đi( hoặc XH coi như ) tính cơng cụ địn bẩy kinh tế của tín dụng trong nền kinh tế thị trường và trong khả năng về tài chính, bộ máy, con người cịn hạn chế hiện có, NHPT càng thêm khó khăn.

- Các thủ tục trong hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân và hồ sơ bảo đảm tiền vay được quy định còn nhiều thủ tục, phức tạp và nhất là chưa phân định được rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong hoạt động đầu tư ( như các cấp quản lý nhà nước, các đơn vị tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu, Ngân hàng Phát triển…) vì vậy NHPT Việt Nam quy định cho các Chi nhánh NHPT phải kiểm soát, thu thập và lưu giữ gần như tất cả các thủ tục, tài liệu đầu tư của dự án đầu tư. Điều này đã làm cho thủ tục hành chính nhiều, khơng đơn giản hóa được theo yêu cầu của cải cách hành chính; mặt khác gây khó khăn, chậm giải ngân cho các dự án vay vốn đầu tư của Nhà nước ( cho cả chủ đầu tư và NHPT ).

- Công tác thẩm định dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của VDB nói chung và của Chi nhánh Ninh Bình cịn hạn chế về chất lượng, chưa thực sự dự tính chính xác được hiệu quả kinh tế của dự án, của vốn cho vay. Nguyên nhân là do các thông tin thẩm định thiếu và kém chính xác, dự tính cho tương lai về thị trường chưa đầy đủ, thiếu căn cứ do vậy khó dự đốn được chính xác xu hướng biến động. Vì vậy hoạt động tín dụng nhất là cho vay đầu tư của VDB đã chứa đựng yếu tố rủi ro cao ngay từ khi lập và thẩm định dự án.

- Cho vay xuất khẩu trong các năm 2009, 2010 bị sụt giảm về doanh số và vòng quay vốn vay, nợ quá hạn tăng cao ( ở Chi nhánh Ninh Bình khơng có nợ q hạn ),có nhiều ngun nhân nhưng có một nguyên nhân rất quan trọng thuộc về phương pháp điều hành: do lạm phát tăng cao năm 2008, để thắt chặt tín dụng VDB đã thực hiện biện pháp chỉ cho vay từng lần, không cho vay theo hạn mức; làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn vì phải làm nhiều thủ tục vay vốn, chậm giải ngân trong khi đa số khách hàng đều SXKD nhiều mặt hàng và liên tục đã phải rút ra khỏi quan hệ tín dụng với NHPT. Khi dịng vốn cho SXKD bị thắt lại, ngay lập tức nợ quá hạn tăng cao.

- Cơng tác quản lý tín dụng ở giai đoạn thu nợ của VDB đối với các khách hàng vay vốn hiện nay gặp nhiều khó khăn do không quản lý được hoạt động

SXKD, khơng nắm được dịng tiền thu, nguồn thu của khách hàng. Việc giám sát, đôn đốc thu nợ luôn bị động và trơng chờ vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Nguyên nhân là do VDB khơng có chức năng cho vay vốn lưu động đối với các chủ đầu tư, chưa tổ chức được dịch vụ thanh toán thuận lợi cho khách hàng và các khách hàng không thực hiện giao dịch thanh tốn qua VDB, nên khơng chủ động trong quản lý thu nợ.

- Công tác kiểm tra, giám sát của VDB và của Chi nhánh Ninh Bình được tổ chức thực hiện ngay từ khi thành lập và hoạt động, nhưng còn một số hạn chế: quy chế, quy trình chậm ban hành, cịn thiếu cụ thể, mới chủ yếu quy định về chức năng nhiệm vụ của đơn vị kiểm tra, chưa có quy định về nghiệp vụ kiểm tra, vấn đề này thường được quy định trong các quy chế, quy trình nghiệp vụ khác quy định cho khâu tự kiểm tra ở các phòng, bộ phận nghiệp vụ khác.

Phòng kiểm tra tại các chi nhánh đến năm 2010 mới được thành lập, cán bộ kiểm tra được lựa chọn từ các phòng nghiệp vụ chưa được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra, nên còn hạn chế cả về kỹ năng và phương pháp kiểm tra. Mỗi người mới chỉ chuyên sâu về một loại hình nghiệp vụ chưa có kiến thức tồn diện, nên khơng khỏi có sự lúng túng khi làm kiểm tra, giám sát. Chế độ tiền lương cho cán bộ kiểm tra khơng khác các CBVC ở các phịng nghiệp vụ khác, mới được hưởng phụ cấp bằng một tỷ lệ nhỏ trên lương, chưa tạo được tinh thần an tâm công tác.

- Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng của Nhà nước ở NHPT Việt Nam hiện tại có hiệu quả, hiệu lực khơng cao, xử lý rất chậm. Nguyên nhân là do Chính phủ quy định NHPT hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được cấp bù lãi suất… nên trong xử lý nợ cũng phải do Chính phủ, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ quyết định, NHPT chỉ có thẩm quyền xử lý ở mức biện pháp giãn nợ, cịn khoanh nợ, xóa nợ do Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Vì vậy trong những năm qua cơng tác xử lý nợ của NHPT Việt Nam và của Chi nhánh đạt kết quả thấp, nhiều thủ tục, thời gian kéo dài, trình qua nhiều cấp; những dự án đầu tư được xử lý chậm nên đến khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền thì phương án xử lý nợ đã mất tác dụng tháo gỡ khó khăn, có dự án khơng thể khơi phục được SXKD nữa, tiếp tục không trả được nợ vay cho NHPT. Mặt khác nếu có dự án mất khả năng trả nợ phải phá sản hoặc phát mại tài sản để thu hồi vốn tín dụng, thì cũng rất khó khăn về thủ tục pháp lý để có thể phát

mại được và do vậy mất nhiều thời gian thực hiện, khả năng thất thoát vốn cao do tài sản xuống cấp suy giảm giá trị.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w