Định hướng phát triển kinh tế xã hội của ViệtNam và tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 70 - 74)

II Dự án không phân cấp

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA NHPT VIỆT NAM, CHI NHÁNH NINH BÌNH

3.1.1- Định hướng phát triển kinh tế xã hội của ViệtNam và tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn

giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Ninh Bình là thời cơ, thuận lợi để phát triển hoạt động tín dụng ở chi nhánh NHPT Ninh Bình trong giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020.

Đại hội Đại biểu tồn quốc của Đảng lần thứ XI (1/2011) đã đề ra đường lối, cương lĩnh chiến lược và mục tiêu , nhiệm vụ phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ lên CNXH:

“ Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa, phải tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ với chất lượng và hiệu quả cao hơn; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị trường gắn với giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội…”, “ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 đã xác định: thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại; ưu

tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu thuộc các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghệ thơng tin và truyền thông, công nghiệp dược, phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Về nông nghiệp: Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo giống cây trồng, vật ni và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an tồn dịch bệnh. Phát triển ni trồng thủy sản theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao. Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông: đường bộ, đường sắt cao tốc, một số cảng biển và cảng hàng khơng, đạt trình độ quốc tế…

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011-2015) là “ …phát triển

kinh tế nhanh, bền vững… tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Cụ thể là “ Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX ( 2010 – 2015 ) cũng đề ra nhiệm vụ: Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới; nâng cao quy mơ, chất lượng thu hút đầu tư; khuyến khích các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, sản phẩm mới có giá trị cao nhằm duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp. Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp. Củng cố, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương. Đến 2015, cơ bản đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa. Xây dựng các cơng trình cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Từ những định hướng, chiến lược, kế hoạch lãnh đạo của Đảng ta, cả nước tập trung quyết liệt thực hiện sẽ là điều kiện thuận lợi, thời cơ và cũng là yêu cầu cấp thiết phải phát triển tín dụng của Nhà nước ở NHPT Việt Nam và ở phát triển Cho vay đầu tư, Cho vay xuất khẩu ở Chi nhánh Ninh Bình. Như vậy cơ hội cho vay đầu tư, cho vay xuất khẩu đã xuất hiện và nhu cầu cần sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển các ngành theo định hướng, chiến lược của Đảng là rất lớn, đòi hỏi NHPT Việt Nam với vai trị là cơng cụ thực hiện chính sách của Nhà nước phải hồn thiện cơ chế tín dụng, phát triển lớn mạnh đủ sức đáp ứng.

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn trong đó có kinh tế đầu tư là thời cơ cho VDB mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng phát triển trên thế giới; vừa giao lưu học hỏi phương pháp tổ chức, quản lý, tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ ngân hàng tiên tiến vừa có thể huy động vốn nước ngoài và xây dựng, phát triển hoạt động thanh tốn quốc tế; chính là thời cơ để VDB phát triển vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.

Trong tình hình kinh tế lạm phát tăng cao phải cắt giảm đầu tư để kiềm chế lạm phát cũng là cơ hội để VDB rà soát, chấn chỉnh lại các mặt nghiệp vụ, cơ cấu lại danh mục đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng vốn, do đó cũng là cơ hội để hồn thiện cơ chế và thực hiện cơ chế tín dụng.

Kiềm chế lạm phát, Chính phủ cắt giảm đầu tư cơng 10% KH, Ngân hàng Nhà nước giảm mức tăng trưởng tín dụng của các NHTM năm 2011 xuống 20%; buộc các chủ đầu tư phải thận trọng hơn trong lựa chọn dự án và quyết định đầu tư. Do vậy cũng giảm sức ép cho vay, có cơ hội để lựa dự án có hiệu quả kinh tế cao cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư đối với VDB.

Một trong nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ là thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu… đây cũng là cơ hội để VDB đẩy mạnh cho vay xuất khẩu, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển SXKD hàng XK có hiệu quả từ đó khắc phục được những hạn chế của cho vay xuất khẩu đã nêu ở trên.

- Những khó khăn thách thức đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ninh Bình:

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 đề ra trong hoàn cảnh kinh tế tồn cầu đang khủng hoảng và suy thối trầm trọng, nền kinh tế Việt

Nam vừa suy giảm vừa lạm phát cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm thấp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Buộc Chính phủ phải cắt giảm đầu tư cơng trong đó có giảm cho vay đầu tư ở NHPT ít nhất là 10% KH ( Nghị quyết 11 tháng 2/2011 của Chính phủ ), giảm chi tiêu cơng; đầu tư từ nước ngồi giảm sút và phải rút vốn đầu tư. Tình hình suy thối, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục lan rộng và ngày càng diễn biến phức tạp, rất khó dự đốn về thời gian và mức độ thiệt hại. Đây là sự thách thức rất lớn đối với quản lý điều hành kinh tế xã hội của Nhà nước ta nói chung, cũng là sự khó khăn, thách thức rất lớn đối với hệ thống NHPT Việt Nam và Chi nhánh Ninh Bình nói riêng trong hoạt động tín dụng. Rất nhiều dự án đầu tư phải giãn, hỗn thậm chí dừng đầu tư, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả dự án và hiệu quả của vốn tín dụng Nhà nước. Tình hình này đặt ra vấn đề cho NHPT cần phải cơ cấu lại nợ tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, hồn thiện cơ chế tín dụng; đó là giải pháp để vừa thực hiện tốt đường lối, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; vừa giải quyết được vấn đề nâng cao chất lượng, tái cơ cấu tín dụng, thực hiện tốt giải pháp cắt giảm cho vay đầu tư của Chính phủ ( trong ngắn hạn?).

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam là đúng xu thế thời đại, nhưng cũng yêu cầu Chính phủ, các thành phần kinh tế phải tuân theo các luật lệ kinh tế quốc tế. Chính phủ sẻ phải hạn chế, từ bỏ các chính sách bảo hộ kinh tế trong nước, trong đó có có các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các thành phần kinh tế, mà chính sách tín dụng của Nhà nước do NHPT thực hiện do những ưu đãi trực tiếp về lãi suất sẽ phải thay đổi về đối tượng, mức lãi suất…trong điều kiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của nước ta còn nhỏ, yếu. Địi hỏi đổi mới, hồn thiện cơ chế tín dụng của Nhà nước như thế nào để NHPT có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ và phát triển ngang tầm các NHPT trong khu vực và quốc tế.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới thành lập và hoạt động được 5 năm, là một tổ chức tài chính – tín dụng của Nhà nước trực thuộc Chính phủ, nhưng năng lực về tài chính cịn yếu ( vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, chưa cân đối được tài chính…); cơ chế nói chung và cơ chế tín dụng đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện, cơng nghệ ngân hàng cịn nhiều hạn chế, chưa phải là một ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế bởi chưa hoạt động đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng : dịch vụ thanh toán mới triển khai, còn yếu; chưa

thực hiện thanh tốn quốc tế; khơng được tổ chức dịch vụ thanh toán và huy động vốn đối với khu vực dân cư; đội ngũ cán bộ viên chức cịn tư tưởng bao cấp… có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong bối cảnh thị trường ln biến động bất lợi.

Quan điểm của Chính phủ về thành lập một NHPT với những chức năng nhiệm vụ và cơ chế được quy định như hiện nay còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, hạn chế khả năng hoạt động có hiệu quả của NHPT( như đã phân tích trong phần những hạn chế về cơ chế). Nhưng để làm thay đổi quan điểm, để đổi mới, hồn thiện cơ chế cho Ngân hàng Phát triển khơng phải là việc đơn giản, nhanh chóng được.

Huy động vốn của NHPT ngày càng khó khăn, nhất là nguồn vốn dài hạn; đây là vấn đề có ý nghĩa tiên quyết trong hoạt động của một ngân hàng. NHPT cần trình Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước có giải pháp đặc biệt để tăng khả năng huy động vốn trên thị trường. Nếu không huy động được đủ vốn cho hoạt động tín dụng thì NHPT sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán và mất cân đối giữa nguồn vốn với sử dụng vốn.

Đối với Chi nhánh Ninh Bình cũng gặp nhiều khó khăn trong những năm tới, bởi theo quan điểm của Chính phủ sẽ hạn chế đối tượng cho vay đầu tư để tập trung cho vay các dự án trọng điểm, cơng nghệ cao; trong khi điều kiện Ninh Bình là một tỉnh nhỏ, chưa có thế mạnh để có thể thu hút đầu tư theo các đối tượng này; năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của các DN ở Ninh Bình cịn rất nhỏ bé. Vì vậy đây sẽ là một thách thức lớn đối với mục tiêu phát triển cho vay đầu tư, cho vay xuất khẩu của Chi nhánh.

Sau cùng là vấn đề xử lý nợ, với cơ chế xử lý nợ hiện tại NHPT không chủ động xử lý nợ, thiếu nguồn để xử lý nợ. Rủi ro tín dụng là tất nhiên đối với mọi tổ chức tín dụng; nếu khơng được xử lý kịp thời để lành mạnh hóa tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động và uy tín của ngành và khơng thể cơ cấu lại nợ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 70 - 74)