Nhóm giải pháp hồn thiện quy trình tín dụng của NHPT Việt Nam, chi nhánh Ninh Bình

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 86 - 90)

II Dự án không phân cấp

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA NHPT VIỆT NAM, CHI NHÁNH NINH BÌNH

3.2.2- Nhóm giải pháp hồn thiện quy trình tín dụng của NHPT Việt Nam, chi nhánh Ninh Bình

nhánh Ninh Bình

Từ những hạn chế và ngun nhân hạn chế của quy trình tín dụng đã phân tích ở điểm 2.4.2 ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp hồn thiện quy trình tín dụng:

- NHPT Việt Nam cần chủ động, tập trung trí tuệ nghiên cứu xây dựng hồn thiện quy trình tín dụng theo hướng rút gọn các thủ tục trong hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân, khách hàng chỉ phải nộp những tài liệu cần thiết cho quản lý, tác nghiệp tín dụng của VDB và ở khâu thuộc trách nhiệm của VDB; những tài liệu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải lưu giữ theo quy định của pháp luật. Có như vậy VDB mới có thể giảm bớt số thủ tục hành chính theo yêu cầu cải cách hành chính của Thủ tướng Chính phủ: qua đợt thống kê các thủ tục hành chính năm 2009, VDB có tổng số hơn 260 thủ tục, là một trong những ngành có nhiều thủ tục nhất, yêu cầu phải giảm. Các thủ tục khác theo quy định của pháp luật, khách hàng phải có và lưu giữ; trong q trình tác nghiệp nếu cần kiểm tra, tham khảo thì VDB yêu cầu khách hàng xuất trình để kiểm tra, tham khảo, ghi nhận.

Ví dụ như các tài liệu đầu tư VDB không cần lưu giữ, chỉ cần kiểm tra, ghi nhận, tham khảo: Thiết kế cơ sở; các tài liệu quy hoạch; hồ sơ đăng ký hoặc chứng nhận đầu tư; tài liệu nghiệm thu chất lượng cơng trình…

Cơng tác giải ngân của VDB thường bị chậm và dồn vào các tháng cuối năm, gây ra nhiều khó khăn cho VDB và các khách hàng vay vốn. Nguyên nhân chủ yếu là vì yêu cầu nhiều thủ tục đầu tư và thủ tục hành chính khác có liên quan, khách hàng hồn thiện hồ sơ rất chậm và khó khăn. Nếu đơn giản hóa được các thủ tục như trên đã nêu thì sẽ đẩy nhanh được cơng tác giải ngân, do vậy thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư.

- VDB cần tăng cường, cải tiến phương pháp thu thập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin khoa học và cập nhật kịp thời đầy đủ, thông tin phải được xử lý, phân tích, tổng hợp, hệ thống để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng. Nghiên cứu, cải tiến và học hỏi phương pháp, kỹ thuật thẩm định từ các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng nước ngồi có trình độ tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm, để xây dựng quy trình thẩm định tiên tiến và phù hợp với điều kiện của NHPT Việt Nam và của nền kinh tế Việt Nam. Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định có ý nghĩa rất quan trọng và tiên quyết đối với hiệu quả, an tồn của vốn tín dụng. Trong thẩm định phải đặc biệt chú ý và xác định chính xác ba vấn đề: thông tin; năng lực thực tế của người vay vốn; thị trường hiện tại và tương lai.

- Ngân hàng Phát triển cần quy định lại phương thức cho vay xuất khẩu, mở rộng, đa dạng các hình thức tài trợ xuất khẩu: cho vay từng lần, cho vay theo hạn

mức; cho vay thanh toán, cho vay dự trữ, sản xuất kinh doanh; cho vay nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu… Việc áp dụng phương thức, hình thức nào là tùy thuộc tính chất, hình thức tổ chức SXKD thực tế của khách hàng chứ không thể áp đặt chủ quan. Có như vậy mới đẩy mạnh được cho vay xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi về vốn để phát triển SXKD hàng xuất khẩu, khách hàng sẽ có khả năng trả nợ vay xuất khẩu đầy đủ, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn và sử dụng vốn sai mục đích.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần nghiên cứu đồng bộ và khẩn trương báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay vốn lưu động SXKD đối với các chủ đầu tư có dự án vay vốn đầu tư của NHPT. Nhanh chóng đầu tư xây dựng cơng nghệ thanh tốn điện tử liên ngân hàng và tham gia vào mạng lưới thanh toán liên ngân hàng trong nước và quốc tế. Quy định bắt buộc các chủ đầu tư được vay vốn đầu tư phải mở và thực hiện thanh toán qua tài khoản ở NHPT. Giải pháp này là cơ sở để giải quyết được những hạn chế trong quản lý cho vay và thu nợ tín dụng; mặt khác giúp NHPT có thêm nguồn thu từ cho vay vốn lưu động, giảm cấp bù lãi suất và giảm cấp kinh phí hoạt động từ Ngân sách Nhà nước.

- VDB cần khẩn trương xây dựng chính sách Khách hàng theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường:

Mối quan hệ trong hoạt động tín dụng giữ VDB và khách hàng phải bình đẳng trên cơ sở hai bên đã tự nguyện, thoả thuận, thiện chí cùng nhau giao kết và thực hiện HĐTD, cùng hưởng lợi từ đối tượng vay vốn. Do đó hai bên cùng nhau hợp tác chân thành, giúp đỡ nhau để đạt được hiệu quả kinh doanh đề ra, thực hiện tốt HĐTD đã ký.

Muốn vậy VDB cần phải thể hiện ngay từ những quy định của cơ chế tín dụng, nhất là những thủ tục đầu tư, thủ tục giải ngân… cần đơn giản, gọn, dễ thực hiện; các quy định dần bỏ tính áp đặt một chiều của quản lý nhà nước đối với khách hàng.

VDB cần có các chính sách: khen thưởng, hỗ trợ tín dụng đối với khách hàng thực hiện tốt HĐTD, khách hàng truyền thống, khách hàng lớn. Tạo lập mối quan hệ tin tưởng, gắn bó, chia sẻ hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện HĐTD và trong hoạt động kinh tế - xã hội của hai nhau.

- Các chi nhánh NHPT cần tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác thu thập đầy đủ thông tin từ khi triển khai thực hiện đầu tư dự án và trong suốt quá trình dự án đưa vào khai thác sử dụng; tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả thực tế của dự án và của vốn TDĐT. Cần phải thực hiện các công việc cụ thể sau:

+ Thu thập thông tin trên các mặt: giá trị đầu tư hoàn thành được duyệt quyết tốn ( chi phí đầu tư dự án hoàn thành ); thời gian thực hiện đầu tư; công suất thực tế khi đưa vào hoạt động; chi phí, giá thành, giá bán thực tế của sản phẩm; tình hình thực tế thị trường đầu vào, đầu ra; hiệu quả kinh tế thực tế của dự án; tình hình trả nợ vốn vay; tình hình tài sản bảo đảm…

+ Tiến hành phân tích đánh giá theo các chỉ tiêu sau:

So sánh tổng giá trị quyết toán với tổng mức đầu tư dự án, tính suất đầu tư thực tế/ suất đầu tư dự án; thời gian hoàn thành đầu tư/ kế hoạch.

So sánh cơng suất thực tế các năm với dự tính cơng suất và cơng suất thiết kế của dự án; chi phí sản xuất thực tế/ chi phí SX trong phương án SXKD vay vốn; giá thành SP thực tế / giá thành SP kế hoạch; giá bán thực tế / giá bán dự tính.

Tình hình cung cấp, giá các yếu tố đầu vào thực tế so với dự tính trong dự án; tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế so với dự tính. Xu hướng, khả năng tiêu thụ có biến động hay khơng….

Phân tích tình hình hoạt động SXKD, đánh giá hiệu quả thực tế hoạt động của dự án về sản lượng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận, thuế, tiền công, thu nhập doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra của dự án khi đầu tư; tổng hợp, lưu trữ thông tin; rút ra bài học kinh nghiệm cho chi nhánh và toàn ngành.

- Báo cáo Tổng giám đốc NHPT Việt Nam đề án tổ chức nhân sự của Chi nhánh giai đoạn 2011 – 2015 để khẩn trương kiện tồn bộ máy hoạt động: bố trí tuyển dụng đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc ngày một tăng. Thành lập thêm 01 phịng nghiệp vụ Tín dụng vốn lưu động ( bao gồm cả cho vay xuất khẩu), tăng cường nhân lực cho phịng Tổng hợp và phịng Tín dụng Đầu tư. Trình Tổng giám đốc bổ nhiệm đủ ban lãnh đạo, gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. Thực hiện được giải pháp này sẽ bảo đảm cho Chi nhánh khắc phục được những hạn chế trong quy trình tín dụng, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam, chi nhánh ninh bình (Trang 86 - 90)