Thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 78)

2.2.2.1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

“Một nhãn hiệu có thể được bảo hộ hay nói một cách khác, quyền đối với một nhãn hiệu có thể được xác lập trên cơ sở sử dụng hoặc đăng ký, nhưng hệ thống bảo hộ nhãn hiệu ngày ngay thường kết hợp cả hai yếu tố này.” [39]

Việt Nam thiết lập hệ thống bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở đăng ký. Những nước theo hệ thống bảo hộ dạng này được gọi chung là những nước theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”.

Nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” là nguyên tắc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu cho người đăng ký đầu tiên khi có hai hoặc nhiều người cùng nộp đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ cho các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau cho những hàng hóa trùng hoặc tương tự hoặc có mối liên quan với nhau.

Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong luật SHTT sửa đổi Điều 90 như sau:

“2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho

đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

Theo quy định của luật, quyền độc quyền đối với một nhãn hiệu chỉ được dành cho người nộp đơn đầu tiên trong số những người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau. Nếu nhiều đơn đăng ký được nộp cùng một ngày thì quyền cũng chỉ được dành cho một chủ đơn trong số các chủ đơn đó nếu họ thỏa thuận được với nhau còn nếu không văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ không được cấp cho ai. Sở dĩ mặc dù cùng có ngày nộp đơn như nhau và nhãn hiệu cùng thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ nhưng văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho một chủ đơn đăng ký là vì mục đích đảm bảo chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Trường hợp này không giống với trường hợp đồng chủ sở hữu vì để được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đồng chủ sở hữu các chủ nhãn hiệu phải cùng đứng tên trong một đơn đăng ký và việc sử dụng nhãn hiệu phải đảm bảo những yêu cầu luật định nhằm loại bỏ khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định trong Luật SHTT về nội dung cơ bản không có khác biệt so với các quy định trước đây, cũng chính vì thế chưa khắc phục được thiếu sót bộc lộ trong quá trình áp dụng trên thực tế liên quan đến việc đăng ký các nhãn hiệu của cùng một chủ. Luật SHTT sửa đổi đã được điều chỉnh theo hướng không cho phép cùng một chủ thể đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau. Như vậy, nếu cùng một chủ thể đăng ký trong nhiều đơn cho nhãn hiệu trùng sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ trùng thì văn bằng bảo hộ (nếu được cấp) cũng chỉ được cấp cho đơn nộp sớm, nếu các đơn đó được nộp cùng một ngày thì chủ đơn sẽ được yêu cầu lựa chọn một đơn để tiếp tục theo đuổi nếu không tất cả các đơn sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, luật sửa đổi vẫn chưa đề cập đến trường hợp đơn nộp sau cho nhãn hiệu trùng của cùng một chủ nhưng sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ có danh mục hẹp hơn danh mục trong đơn đã được bảo hộ trước. Trường hợp này thực chất phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu

đăng ký đã hoàn toàn nằm trong phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký trước, do vậy, việc xác lập độc quyền cho đơn nộp sau không còn ý nghĩa.

Tuy khẳng định trong luật nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” khi xác lập quyền đối với nhãn hiệu nhưng luật cũng có những quy định chứng tỏ việc áp dụng nguyên tắc này một cách không tuyệt đối, có những ngoại lệ nhất định. Ví dụ, đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi (Điều 74.2g, i Luật SHTT), các nhãn hiệu này được tự động bảo hộ thậm chí nếu như chủ nhãn hiệu không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền với điều kiện cung cấp được bằng chứng chứng minh sự nổi tiếng hoặc việc sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Hoặc các nhãn hiệu tuy đăng ký trước nhưng qua quá trình thẩm định đơn đăng ký cơ quan có thẩm quyền nhận thấy các nhãn hiệu này không có khả năng phân biệt và/hoặc sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thì dù đăng ký trước các nhãn hiệu này cũng sẽ bị từ chối bảo hộ.

Như vậy, nguyên tắc xác lập quyền đối với nhãn hiệu theo luật SHTT là nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” nhưng có ngoại lệ.

2.2.2.2. Nguyên tắc ưu tiên

Ngày nộp đơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khả năng được cấp văn bằng bảo hộ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Một người có thể muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nhiều nước khác nhau nhưng vì lý do thủ tục phức tạp dẫn đến chỗ việc nộp đơn ra nước ngoài thường chậm một thời gian đáng kể. Vì vậy, các điều ước quốc tế đều quy định việc dành quyền ưu tiên cho những đơn đã nộp ở một nước khác dưới hình thức công nhận ngày nộp đơn là ngày đã nộp đơn đầu tiên. Theo Điều 4 Công ước Paris, bất kỳ người nộp đơn nào đã nộp đơn hợp lệ đăng ký nhãn hiệu tại một trong các nước thành viên của Liên minh Công ước Paris, hoặc người thừa kế hợp pháp của người đó, trong quá trình nộp đơn tại nước khác sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong thời hạn là 6 tháng. Trường hợp được hưởng quyền ưu tiên thì các đơn nộp sau sẽ được coi như đã được nộp vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên. Hiệp định TRIPS, BTA đều dẫn chiếu

Công ước Paris, quy định về nghĩa vụ dành quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên nộp ở một nước thành viên. Luật quốc gia các nước đều quy định về quyền ưu tiên theo công ước Paris trên cơ sở đơn nộp ở nước ngoài. Đa số các luật quốc gia đều quy định cả quyền ưu tiên trên cơ sở đơn nộp trong nước. Nghị định 63/CP cũng đã quy định về việc người nộp đơn được yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn yêu cầu bảo hộ của cùng một đối tượng được nộp sớm hơn tại một nước khác hoặc trên cơ sở việc trưng bày đối tượng nêu trong đơn tại một triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức tổ chức tại Việt Nam hoặc tại một nước khác. Việc công nhận quyền ưu tiên trên cơ sở trưng bày triển lãm thực ra chỉ phù hợp với các đối tượng yêu cầu phải thỏa mãn tính mới như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…. Ngược lại, đối với nhãn hiệu, việc công nhận quyền ưu tiên trên cơ sở trưng bày triển lãm lại không thống nhất với nguyên tắc # nộp đơn đầu tiên # của hệ thống bảo hộ dựa trên cơ sở đăng ký. Vì lý do đó, luật SHTT đã loại bỏ căn cứ hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở trưng bày triển lãm. Thêm vào đó, để phù hợp với quy định trong các điều ước quốc tế luật cũng cho phép người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyển ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn.

Nội dung về quyền ưu tiên trong Luật SHTT có nhiều điểm mới so với quy định trong Nghị định 63. Đồng thời với việc loại bỏ cơ sở hưởng quyền ưu tiên dựa vào việc trưng bày đối tượng tại triển lãm quốc tế thì luật SHTT cho phép hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam, trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm.

Để được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một đối tượng Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải cung cấp các tài liệu chứng minh việc thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 91 Luật SHTT về địa điểm nộp đơn đầu tiên, tư cách chủ thể của người nộp đơn, bản sao đơn đầu tiên và thời hạn nộp đơn. Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải thỏa mãn các yêu cầu quy định tại Điều 100, 101, 105 của Luật SHTT. Trước đây, nội dung này chỉ được quy định trong các văn bản dưới luật, giá trị pháp lý thấp hơn. Với việc quy định cụ thể yêu cầu đối với đơn trong Luật SHTT tính pháp lý của nội dung này nâng lên ở mức cao nhất, đảm bảo việc áp dụng trên thực tế rõ ràng và thống nhất.

Về tính thống nhất, đơn đăng ký nhãn hiệu không được yêu cầu cấp văng bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp khác, cho nhiều hơn một nhãn hiệu.

Về các tài liệu có trong đơn cần bao gồm:

-Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

-Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

-Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

-Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền

đó của người khác;

-Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

-Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra, đối với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thì đơn còn cần phải bao gồm quy chế sử dụng hai loại nhãn hiệu này.

Các nội dung mới được đưa vào trong yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu cũng tương ứng với những loại nhãn mới được bổ sung hoặc điều chỉnh trong Luật SHTT so với Nghị định 63.

2.2.2.4. Thẩm định đơn

Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi được tiếp nhận sẽ được Cục SHTT thực hiện thẩm định. Việc thẩm định đơn được tiến hành gồm hai bước: thẩm định về mặt hình thức và thẩm định về mặt nội dung.

Giai đoạn thẩm định về mặt hình thức được thực hiện nhằm xác định đơn có thỏa mãn các yêu cầu về mặt hình thức để được chấp nhận là đơn hợp lệ hay không. Ngoài ra, trong giai đoạn này Cục SHTT cũng sẽ xác định xem chủ thể đứng tên trong đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền nộp đơn hay không, cách thức

nộp đơn có đúng với quy định của pháp luật hay không. Nếu đơn còn có thiếu sót cần phải sửa đổi hoặc bổ sung hoặc làm rõ thì Cục SHTT sẽ gửi tới người nộp đơn một thông báo có chỉ rõ nội dung cần khắc phục và/hoặc chứng minh và trong mọi trường hợp người nộp đơn đều có thời hạn là 01 tháng để có ý kiến phản hồi. Nếu ý kiến phản hồi của người nộp đơn là thỏa đáng thì đơn sẽ được chấp nhận hợp lệ, ngược lại, đơn sẽ bị từ chối chấp nhận đơn. Đơn đã bị từ chối chấp nhận đơn sẽ được coi là đã được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Quy định này rất có ý nghĩa, trước hết là với những người nộp đơn khác có ngày nộp đơn sau vì điều đó có nghĩa đơn này sẽ không được sử dụng để làm đối chứng ngăn trở việc đạt được sự bảo hộ cho một đơn khác nếu đơn đó đăng ký cho nhãn hiệu trùng hoặc tương tự sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ trùng, hoặc tương tự, hoặc cùng loại, mặt khác, chính chủ đơn sẽ vẫn không mất đi lợi thế khi vẫn được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn này.

Thời hạn thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. (Không kể thời gian dành cho việc bổ sung, sửa đổi đơn.)

Việc một đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ hoàn toàn không chứng tỏ nhãn hiệu trong đơn sẽ được chấp nhận bảo hộ. Để xác định khả năng bảo hộ của một nhãn hiệu Cục SHTT phải tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký.

Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là giai đoạn Cục SHTT trên cơ sở căn cứ các quy định của pháp luật để đánh giá khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu, so sánh nhãn hiệu đang xem xét với các dữ liệu về nhãn hiệu đang được bảo hộ và đăng ký tại Cục SHTT để xác định xem nhãn hiệu yêu cầu đăng ký có thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ được pháp luật quy định hay không. Giai đoạn này được Cục SHTT tự động tiến hành mà không cần có bất kỳ yêu cầu nào từ người nộp đơn.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Thời hạn này mới được sửa đổi và có hiệu lực từ 01.01.2010. Trước đó, luật SHTT quy định thời hạn này là 06 tháng. Sở dĩ có sự điều chỉnh kéo dài thời hạn thẩm định

nội dung là do cần phải đảm bảo sự phù hợp với việc thực hiện các thời hạn khác trong các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đồng thời đảm bảo một khoảng thời gian hợp lý để cơ quan thẩm định đơn thực hiện việc thẩm định một cách chính xác.

Liên quan đến thẩm định nội dung nhãn hiệu, hiện nay trên thế giới tồn tại ba hệ thống thẩm định nội dung, đó là:

Hệ thống thứ nhất: cơ quan đăng ký thẩm định nhãn hiệu trên cơ sở đánh giá các tiêu chí về tính tự phân biệt của nhãn hiệu và dấu hiệu loại trừ (cơ sở tuyệt đối), đánh giá tiêu chí về xung đột quyền (khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đang được bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn hoặc các đối tượng SHTT khác đang được bảo hộ) (cơ sở tương đối) và các thông tin phản đối đơn. Việt Nam là một trong những nước áp dụng hệ thống thẩm định nội dung này.

Hệ thống thứ hai: cơ quan đăng ký chỉ thẩm định nhãn hiệu trên “cơ sở tuyệt đối” và cấp đăng ký cho nhãn hiệu. Pháp luật không quy định về thủ tục phản đối đơn mà cho phép chủ sở hữu quyền có trước được hủy nhãn hiệu đăng ký thông qua thủ tục phản đối đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở tương đối.

Hệ thống thứ ba: cơ quan đăng ký thẩm định nhãn hiệu trên “cơ sở tuyệt đối” và thủ tục phản đối đơn. Theo hệ thống này, chủ sở hữu quyền có trước có thể phản đối đơn nhãn hiệu vi phạm quyền của mình trên “cơ sở tương đối”.

Như vậy, có thể thấy trong ba hệ thống thẩm định nhãn hiệu thì hệ thống thứ nhất (Việt Nam đang áp dụng) là hệ thống chặt chẽ nhất, đảm bảo văn bằng được cấp ra có giá trị, hạn chế tối đa việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng. Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi cơ quan đăng ký phải thực hiện rất nhiều công việc, thời gian cấp văn bằng bảo hộ dài nhưng đổi lại tính ổn định trong hệ thống bảo hộ nhãn hiệu cao, phù hợp với trình độ phát triển chung của xã hội khi mà nhận thức cũng như ý thức của công chúng đối với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tôn trọng

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)