Quyền đăng ký nhãn hiệu

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 75 - 78)

Vì chức năng chính của nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau, do vậy, quyền đăng ký nhãn hiệu chỉ thuộc về tổ chức cá nhân sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Trong một số trường hợp cụ thể, đối với một số loại nhãn hiệu cụ thể, có những đối tượng khác cũng có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Theo điều 87 Luật SHTT những chủ thể thuộc vào các đối tượng liệt kê dưới đây có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

-Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình

sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

-Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng

ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

-Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập

thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

-Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn

gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

-Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để

trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện: việc sử dụng nhãn hiệu đó nhân danh tất cả các tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả

các đồng chủ sở hữu đều tham giao vào quá trình sản xuất, kinh doanh, việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

-Quyền đăng ký có thể được chuyển giao, để thừa kế với điều kiện chủ thể

nhận chuyển giao đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký.

-Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước

quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ ở hữu nhãn hiệu trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Quy định về quyền nộp đơn trong luật SHTT có nhiều điểm mới và rõ ràng hơn so với các quy định trước đây, theo đó, nhãn hiệu tập thể được trả về đúng với bản chất dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó – chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể phải là một tổ chức, việc đăng ký nhãn hiệu không phải để chính mình sử dụng mà người sử dụng là các thành viên của tổ chức đó. Quy định này đã khắc phục tình trạng không rõ ràng trước đây dẫn đến lầm tưởng rằng hai hoặc nhiều người cùng nhau ủy quyền cho một người nào đó là có thể đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể. Thực tế rất nhiều nhãn hiệu đã được cấp ra về bản chất chỉ là việc nhiều chủ thể cùng đăng ký bảo hộ và cùng sử dụng một nhãn hiệu theo một quy chế nhất định mà giữa các chủ thể này không có mối liên hệ với nhau về mặt tổ chức hay sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Việc đăng ký như vậy không đúng với bản chất của nhãn hiệu tập thể. Luật SHTT sửa đổi năm 2009 đã bổ sung thêm nội dung liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu có sử dụng tên địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương, theo đó, việc đăng ký dấu hiệu loại này phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, quy định này nhằm đảm bảo sự kiểm soát thống nhất đối với việc sử dụng các chỉ dẫn liên quan đến đặc sản địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xử lý các đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể

có chứa tên địa danh, dù dấu hiệu đó có liên quan tới đặc sản của địa phương hay không thì Cục SHTT cũng luôn yêu cầu Chủ đơn phải nộp kèm tài liệu cho phép của cơ quan có thẩm quyền, do vậy quy định bổ sung này thực chất chỉ là việc luật hóa thực tiễn xử lý công việc của cơ quan có thẩm quyền. Một nội dung mới liên quan đến quyền đăng ký nhãn hiệu chưa từng được quy định trước sự ra đời của Luật SHTT đó là quy định về “đồng chủ sở hữu”. Đây là nội dung đã được quy định trong Công ước Paris và các nước thành viên của Công ước trong đó có Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện. Xét ở góc độ lý thuyết, để bảo đảm chức năng phân biệt của nhãn hiệu, về nguyên tắc, việc sở hữu chung một nhãn hiệu là không được phép. Tuy nhiên, trong trường hợp một hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp bởi hai hoặc nhiều người thì những người đó có thể trở thành chủ sở hữu chung của nhãn hiệu với điều kiện khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó, người tiêu dùng cho rằng chúng được sản xuất hoặc cung cấp bởi tất cả các chủ sở hữu chung đó. Quy định về việc đăng ký nhãn hiệu của người đại diện hoặc người đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký cũng là một nội dung mới được đưa vào để đảm bảo sự thống nhất của luật quốc gia với Điều ước quốc tế, cụ thể là Công ước Paris.

Bên cạnh các nội dung mới được đưa thêm vào, Luật SHTT cũng đã loại bỏ quyền đăng ký nhãn hiệu của các chủ thể “có dự định” sản xuất, kinh doanh cho “hàng hóa sẽ được sản xuất” hoặc “dịch vụ sẽ được cung cấp”. Mục đích của quy định này nhằm hạn chế tình trạng “đăng ký chiếm chỗ” của nhãn chủ thể không có nhu cầu thực sự. Trên thực tế, hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này bằng cách sử dụng quy định về việc hủy bỏ nhãn hiệu do không sử dụng trong 5 năm liên tục hoặc không trung thực khi nộp đơn. Hơn nữa, có những sản phẩm như dược phẩm, quá trình nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm trước khi được sản xuất đại trà thường kéo dài nhiều năm, nếu chờ đến khi ra sản phẩm mới được phép đăng ký nhãn hiệu thì có thể nhãn hiệu đã bị người khác đăng ký mất. Mặt khác, trong quá trình thử nghiệm nhà sản xuất cũng có nhu cầu quảng cáo sản phẩm, việc quy định hạn chế đăng ký như vậy khiến cho nhà sản xuất mất đi cơ hội đăng ký nhãn

hiệu. Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ đã giải quyết rất tốt tình huống này bằng cách cho phép việc đăng ký nhãn hiệu dự định sử dụng. Để ngăn chặn việc “đăng ký chiếm chỗ” luật cũng quy định trong thời hạn 3 năm kể từ khi đăng ký Chủ đơn phải cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu nếu không nhãn hiệu sẽ bị hủy.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)