Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 121 - 122)

nhưng nếu không được hướng dẫn cụ thể, không có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các chủ thể có liên quan thì luật vẫn chỉ là văn bản mà không thể đi vào cuộc sống. Thực tiễn áp dụng luật SHTT một thời gian đã bộc lộ những điểm chưa hợp lý cần thiết phải có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khách quan đồng thời phải có những hướng dẫn chi tiết cho việc áp dụng nhằm đảm bảo tính thống nhất và đúng pháp luật.

3.2. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hiệu

3.2.1. Định hướng chung

Luật SHTT được ban hành thay thế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trước đây có thể gọi là biện pháp dùng một luật để sửa đổi, bổ sung nhiều luật nhằm rút ngắn lộ trình hoàn thiện pháp luật.[32] Tuy nhiên, một văn bản luật chung như vậy chưa thể bao quát toàn bộ những quan hệ pháp luật có liên quan cần phải điều chỉnh, do vậy, giai đoạn tiếp theo cần ban hành các văn bản cụ thể hóa một số khía cạnh pháp lý của các văn bản luật chung đã ban hành như quy định cụ thể hóa hoạt động thẩm đinh đơn, giám định hành vi xâm phạm quyền, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp…

Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu một cách đầy đủ, toàn diện, cần thiết phải tạo cơ sở pháp lý cho một hệ thống các cơ quan thực thi hoạt động và phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, hiệu quả trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu từ đó thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo ra một thị trường hàng hóa, dịch vụ đa dạng, khuyên khích đầu tư trong và nước tại Việt Nam.

Để quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ ngang tầm với vai trò của nó trong thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải chú trọng tới việc nâng cao ý thức pháp luật của công chúng về việc tự bảo vệ quyền SHTT của mình cũng như tôn trọng quyền SHTT của người khác.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 121 - 122)