biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra thiệt hại cho chủ sở hữu quyền hoặc kịp thời bảo toàn các chứng cứ chứng minh cho hành vi xâm phạm. Theo quy định của Luật SHTT thì thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là đồng thời hoặc sau khi đã có đơn khởi kiện gửi đến tòa án, phù hợp với quy định chung về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Tuy nhiên, do tính đặc thù của lĩnh vực SHTT nên các quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực thi hiệu quả, đồng thời chưa đáp ứng được một số yêu cầu nêu tại khoản 6 Điều 50 của TRIPS và khoản 6 Điều 13 của BTA. Nếu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tiến hành yêu cầu đó đồng thời với việc khởi kiện tại toà án, quy định này tỏ ra cứng nhắc và không phù hợp với thực tế, không bảo đảm được quyền tự quyết định của chủ thể quyền, nhất là trong trường hợp họ chỉ có nhu cầu yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để thu thập các chứng cứ hoặc để bảo
toàn các chứng cứ về việc xâm phạm quyền, trên cơ sở đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý về hành chính mà không có yêu cầu toà án xử lý về dân sự hoặc về hình sự. Để được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chủ nhãn hiệu đã phải thỏa mãn những điều kiện luật định và phải chịu trách nhiệm nếu yêu cầu của mình là không có căn cứ. Vì vậy, cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện cũng không gây thiệt hại không gây thiệt hại cho chủ hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm (họ có cơ hội được bồi thường nếu bị oan) đồng thời bảo toàn được chứng cứ phục vụ cho việc xác định xâm phạm quyền.