Hoàn thiện pháp luật liên quan đến những vẫn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 129 - 130)

- Về các quy định về bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm quyền:

3.2.4.Hoàn thiện pháp luật liên quan đến những vẫn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế

trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế

Trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, có những quan hệ kinh tế mới phát sinh cần có sự điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ như:

-Đối với vấn đề nhượng quyền thương mại (có liên quan đến chuyển giao

quyền sử dụng nhãn hiệu), cần bổ sung quy định pháp luật đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, theo đó, việc cho phép sử dụng nhãn hiệu trong hợp

đồng cần xác định như điều khoản chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu và áp dụng quy định pháp luật chung về hợp đồng lixăng.

-Cần bổ sung quy định trong pháp luật hiện hành về khả năng sử dụng

quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như một biện pháp đảm bảo trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vì, việc đầu tư cho uy tín nhãn hiệu ngày càng nhiều thì giá trị nhãn hiệu ngày càng lớn, và việc cho phép dùng quyền SHCN đối với nhãn hiệu như một trong những đối tượng bảo đảm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng đòi hỏi thực tế hiện nay.

-Cần quy định về hợp đồng góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp đối với

nhãn hiệu một cách độc lập như một trong những loại hợp đồng được ghi nhận trong Bộ luật dân sự với quy định về quyền của bên thứ ba đối với nhãn hiệu. Thêm vào đó, việc góp vốn cần được ghi nhận dưới hai góc độ, góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu và góp vốn bằng quyến sở hữu nhãn hiệu. Việc dùng quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu để góp vốn và góp vốn dưới hình thức nào sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau khi khai thác quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu nhãn cũng như bên nhận chuyển giao.

-Để các kiến nghị trên có tính khả thi, cũng cần xây dựng nguyên tắc định

giá nhãn hiệu làm cơ sở cho việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ làm tài sản tham gia các quan hệ mua bán, hợp tác kinh tế.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (Trang 129 - 130)