Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để nâng cao hoạt động bảo hộ quyền SHTT. Trên phương diện lập pháp, chúng ta đã xây dựng và ban hành được một loạt các văn bản pháp lý có giá trị cao như Bộ luật Dân sự, Luật SHTT, Luật Cạnh tranh, Luật Hải quan cũng như các văn bản hướng dẫn. Nhìn chung, về mặt lý thuyết, các quy định pháp luật của Việt Nam được đánh giá là khá đầy đủ và tương thích với các quy định trong các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu.
Xét ở góc độ xác lập quyền đối với nhãn hiệu số lượng các đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu liên tục tăng với tốc độ cao. Theo thống kê của Cục SHTT, từ năm 1982 đến năm 2008 số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp tới Cục SHTT chỉ tính riêng đơn quốc gia là 188.494 đơn, trong đó, lượng đơn đăng ký do tổ chức, cá nhân Việt Nam nộp là 120.636 đơn (chiếm 64%) và lượng đơn do tổ chức, cá nhân nộp là 67.498 đơn ( chiếm 36%). Tổng số văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp trong thời gian này tương ứng là 117.898 văn bằng, trong đó số văn bằng cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam là 70.254 (chiếm 59,6%), cho tổ chức, cá nhân nước ngoài là 47.644 (chiếm 40,4%).
Tuy nhiên, tỷ lệ đơn được nộp giữa các năm cũng như tỷ lệ loại đơn có nguồn gốc Việt Nam và nguồn gốc nước ngoài có sự khác biệt nhau giữa các thời kỳ.
Có thể theo dõi lượng đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ trong những năm qua qua bảng số liệu dưới đây:
Đơn đăng nhãn hiệu theo đường quốc gia được nộp bởi
Năm Người nộp
đơn Việt Nam đơn nước ngoài Người nộp Tổng số
1982-1988 461 773 1234 1989 255 232 487 1990 890 592 1482 1991 1747 613 2360 1992 1595 3022 4617 1993 2270 3866 6136 1994 1419 2712 4131 1995 2217 3416 5633 1996 2323 3118 5441 1997 1645 3165 4810 1998 1614 2028 3642 1999 2380 1786 4166 2000 3483 2399 5882 2001 3095 3250 6345 2002 6560 2258 8818 2003 8599 3536 12135 2004 10641 4275 14916 2005 12884 5134 18018 2006 16071 6987 23058 2007 19653 7457 27110 2008 20834 6879 27713 Tổng số 120636 67498 188494
Bảng số liệu đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trực tiếp tới Cục SHTT từ 1982-2008 [22]
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp cho
Năm Người nộp
đơn Việt Nam
Người nộp đơn nước ngoài
Tổng số
1990 423 265 688 1991 1525 388 1913 1991 1525 388 1913 1992 1487 1821 3308 1993 1395 2137 3532 1994 1744 2342 4086 1995 1627 1965 4592 1996 1383 2548 3931 1997 980 1506 2486 1998 1095 2016 3111 1999 1299 2499 3798 2000 1423 1453 2876 2001 2085 1554 3639 2002 3386 1814 5200 2003 4907 2243 7150 2004 5444 2156 7600 2005 6427 3333 9760 2006 6335 2505 8840 2007 10660 5200 15860 2008 15826 7464 23290 Tổng số 70254 47644 117898
Bảng số liệu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp từ 1982-2008 [22]
Hai bảng số liệu trên cho thấy, số lượng đơn đăng ký cũng như được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ thực sự tạo ra khoảng cách lớn với tổ chức, cá nhân nước ngoài từ cuối những năm 90. Điều này cũng phù hợp với thời điểm nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển, đồng thời ý thức về sự cần thiết phải xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu để bảo vệ tài sản được chú trọng.
Tuy số lượng văn bằng bảo hộ được cấp ra hàng năm đều tăng và tăng mạnh trong vài năm gần đây song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người nộp đơn. Tình trạng xử lý đơn không kịp thời hạn của cơ quan đăng ký đã được khắc phục nhưng vẫn chưa dứt điểm, điều này khiến cho các chủ thể kinh doanh có khả năng bị mất cơ hội cạnh tranh trên thị trường cũng như bị xâm phạm quyền mà không có căn cứ để tự bảo vệ cũng như yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Xét trong bối cảnh nền kinh tế của một quốc gia trên 80 triệu dân, đứng thứ 12 thế giới, với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2010 thì số lượng nhãn hiệu được bảo hộ hàng năm vẫn còn rất khiêm tốn. Dĩ nhiên, tuy không là nguyên nhân trực tiếp giúp đẩy mạnh kinh tế, thu hút đầu tư nhưng ở góc độ gián tiếp hoạt động bảo hộ nhãn hiệu rõ ràng là một trong những công cụ thúc đẩy và bảo hộ sản xuất, kinh doanh. Do vậy, số lượng nhãn hiệu đăng ký và được bảo hộ còn khiêm tốn chứng tỏ công cụ này vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả.
Xét ở góc độ bảo vệ quyền, khung pháp lý đã được hoàn thiện ngang tầm quốc tế, sự phối hợp của các cơ quan thực thi đã có nhiều cải thiện nhưng hoạt động bảo vệ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Tình hình vi phạm pháp luật SHTT đặc biệt là với nhãn hiệu ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hầu như mọi sản phẩm hàng hóa đều có hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Từ các sản phẩm tiêu dùng thông thường như thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép, đồ vệ sinh cá nhân đến đồ dùng gia đình, phương tiện, máy móc, mỹ phẩm, dược phẩm… Hành vi xâm phạm xảy ra cả ở khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu trong đó phổ biến nhất là trong khâu lưu thông và nhập khẩu. Hàng nhái, hàng hóa có chứa yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có mặt cả ở thành thị lẫn nông thôn, được bày bán ở cả các quầy hàng nhỏ, tại các chợ lẫn các trung tâm thương mại hiện đại và các siêu thị cao cấp với độ nhái, giả tinh vi khác nhau. Nếu như
trước đây, việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thường dễ bị phát hiện vì chất lượng hoặc hình thức của hàng nhái, hàng chứa yếu tố vi phạm có sự khác biệt lớn với hàng thật thì đến này tình hình đã khác, nhiều mặt hàng bị rơi vào tình trạng thật giả lẫn lộn, rất khó phân biệt và nhận biết. Theo báo cáo của Cục SHTT, nếu những năm đầu 1990 số vụ việc xâm phạm về sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mà cơ quan này được báo cáo trong mỗi năm là rất ít thì hiện nay tăng lên đáng kể, cụ thể là: năm 1994 số vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là 41 vụ, năm 2001 con số này tăng lên là 198 vụ, năm 2002 là 282 vụ, năm 2003 là 260 vụ.
Luật SHTT cũng như các văn bản liên quan khác đã quy định tương đối đầy đủ các chế tài dân sự, hành chính, hình sự nhằm bảo đảm cho các quyền SHTT được thực thi có hiệu quả tuy nhiên trên thực tế hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng chứa yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu vẫn tràn lan. Biện pháp dân sự là biện pháp thích hợp nhất với bản chất của quyền đối với nhãn hiệu thì không được ưa chuộng khi có xử lý hành vi xâm phạm quyền, thay vào đó, các biện pháp hành chính được sử dụng phổ biến khiến cho người có quyền bị xâm phạm không thể được đền bù các thiệt hại còn người đã thực hiện hành vi xâm phạm thì chỉ bị phạt mà không phải chịu trách nhiệm vật chất do hành vi xâm phạm gây ra, đồng thời điều này cũng khiến cho các quan hệ xã hội về SHTT trở nên căng thẳng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây tâm lý ngờ vực cho các chủ SHTT đặc biệt là những người nước ngoài về tính “thỏa đáng”, “công bằng” của cơ chế thực thi của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong Hội thảo về thực thi quyền SHTT dành cho đối tượng là các cơ quan tư pháp thì tính đến năm 2008 TAND thành phố Hà Nội mới giải quyết được 11 vụ án dân sự về SHTT, 04 vụ hành chính về SHTT và 04 vụ án kinh doanh – thương mại về SHTT.[33] Với một địa bàn là thủ đô Hà Nội mà số lượng vụ việc liên quan đến quyền SHTT được giải quyết tại tòa dân sự chỉ ít ỏi như thế thì có thể thấy hoạt động thực thi quyền SHTT bằng biện pháp dân sự là rất hạn chế.
Một số lý do căn bản dẫn đến thực trạng nêu trên có thể kể đến:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam mới chỉ đầy đủ về phần khung pháp lý nhưng còn thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết, đặc biệt là Quy chế thẩm định đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, khiến cho việc thực hiện trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Sở dĩ cần thiết có các văn bản hướng dẫn chi tiết vì nhiều vấn đề mới chỉ được luật quy định mang tính nguyên tắc và dường như chỉ là sự sao chép đơn thuần các quy định trong các điều ước quốc tế, do vậy, nếu không có văn bản hướng dẫn chi tiết sẽ dẫn đến việc áp dụng không thống nhất thậm chí là sai so với luật. Thiếu văn bản hướng dẫn khiến cho việc đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu trong giai đoạn xác lập quyền khó thống nhất dẫn đến việc người nộp đơn đăng ký không cảm thấy bị thuyết phục trước các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Thiếu văn bản hướng dẫn khiến cho các cơ quan thực thi lúng túng trong việc đánh giá, phát hiện để xử lý các hành vi xâm phạm quyền dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền diễn ra phổ biến, môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh.
Thứ hai, một số thủ tục rất tiến bộ đã được quy định trong luật như thủ tục cho phép bên thứ ba có quyền có ý kiến về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ (thủ tục phản đối) nhưng trình tự thực hiện chưa thực sự hợp lý khiến cho việc thực hiện quyền phản đối của bên phản đối cũng như xử lý ý kiến phản đối của cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Thứ ba, chưa có một cơ chế đảm bảo tính độc lập, khách quan và nhanh chóng trong việc giải quyết khiếu nại, yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Việc giải quyết các công việc này vẫn chỉ do những chuyên viên làm công việc giải quyết khiếu nại của Cục SHTT xử lý trong khi mức độ phức tạp và tầm quan trọng của công việc này cần thiết phải có một Hội đồng gồm nhiều thành viên hoạt động một cách độc lập để đưa ra những quyết định khách quan, đúng pháp luật.
Thứ tư, việc xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo con đường dân sự tại tòa chưa được sử dụng hiệu quả khiến cho việc xử lý bằng các biện pháp hành chính bị lạm dụng. Năng lực của các cán bộ làm công tác thực thi quyền sở hữu hữu trí tuệ còn chưa tương xứng với đòi hỏi của các vấn đề thực tiễn cần xử lý. Tòa án có thẩm quyền hiện nay cũng như các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính đối với vụ việc liên quan đến nhãn hiệu có rất ít cán bộ được đào tạo chuyên sâu về SHTT, do vậy, kết quả xử lý vụ việc nhiều khi không thể dứt điểm mà phải xem xét lại nhiều lần, kéo dài qua nhiều cấp gây tâm lý thiếu tin tưởng và e ngại của chủ thể quyền khi có vụ việc xảy ra cần sự tham gia của các cơ quan thực thi.
Thứ năm, ý thức tự bảo vệ quyền của chính các chủ thể quyền chưa cao dẫn đến việc chưa chủ động trong hoạt động xác lập quyền, nhiều trường hợp chỉ đến khi bị vi phạm hoặc có tranh chấp xảy ra mới tính đến việc đăng ký bảo hộ. Không những thế, chủ nhãn hiệu vẫn có tư tưởng cho rằng trách nhiệm trong việc chủ động xử lý các hành vi xâm phạm thuộc về cơ quan chức năng của nhà nước, thay vì nhận thức rằng quyền đối với nhãn hiệu là tài sản của mình và chính mình với tư cách là chủ sở hữu phải chủ động, tích cực trong việc tự bảo vệ quyền. Nhiều chủ thể, kể cả các doanh nghiệp chưa ý thức đầy đủ về vai trò, giá trị của tài sản trí tuệ, rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về SHTT.
Thứ sáu, năng lực của cơ quan xác lập quyền chưa đủ để đảm bảo giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật các đơn yêu cầu xác lập quyền cũng như các công việc khác hỗ trợ cho hoạt động xác lập và bảo vệ quyền. Bên cạnh các lý do về cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt, số lượng cán bộ còn thiếu thì lý do về việc thiếu văn bản hướng dẫn chi tiết cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho hiệu quả hoạt động của cơ quan xác lập quyền bị hạn chế.
Thứ bảy, hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về SHTT được thực hiện chưa tốt khiến cho nhận thức của toàn xã hội về vấn đề bảo hộ quyền SHTT còn hạn chế, chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền SHTT. Việc sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm nhãn hiệu vẫn phổ biến và
được coi là bình thường trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng.
Thứ tám, việc giáo dục, đào tạo pháp luật về sở trí tuệ vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Pháp luật về SHTT mới chỉ được coi là một môn học ở các trường đào tạo luật trong vài năm trở lại đây trong khi ở các trường không chuyên khác như khối kinh tế, kỹ thuật thì thậm chí pháp luật sở hữu tri tuệ chỉ được giảng dạy trong vài tiết, không đủ để sinh viên được trang bị kiến thức đầy đủ, toàn diện về lĩnh vực rất mới mẻ và quan trọng này.
Tóm lại, sự ra đời của Luật SHTT 2005 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT nói chúng, tạo cơ sở pháp lý cho