của chủ thể khác: trong quá trình xác lập quyền, những tranh chấp liên quan đến quyền đối với tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả… có thể xảy ra và cần phải giải quyết. Hiện tượng xung đột quyền này tồn tại một cách khách quan trong quá trình bảo hộ các đối tượng SHTT. Một đối tượng khi đó có thể thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ của nhiều đối tượng SHTT khác nhau tuy nhiên trong
nhiều trường hợp ranh giới phân biệt giữa chúng không rõ ràng. Hiện tượng trên được gọi là tình trạng “cùng tồn tại”. Sự cùng tồn tại đó là khách quan, không có lý do gì chủ nhân của chúng chỉ được lựa chọn một trong số các quyền đó để sở hữu, còn các đối tượng khác phải từ bỏ. Theo nghiên cứu, tất cả các nước đều chấp nhận trạng thái cùng tồn tại nói trên. Bản chất, phạm vi của từng loại quyền SHTT là khác nhau, có sự phân biệt rõ ràng và không có sự chồng lấn, do đó, có thể xác định phạm vi quyền SHTT trong luật SHTT, không thể xảy ra sự xung đột giữa hai loại quyền khác nhau. Với phân tích như vậy, có thể đưa ra nguyên tắc giải quyết xung đột quyền theo hướng quyền đã được xác lập hợp pháp thì có khả năng tồn tại song hành nếu việc tồn tại các quyền đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, không thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của xã hội. Nếu có xung đột xảy ra thì quyền sẽ thuộc về chủ thể xác lập quyền một cách trung thực, ngay tình tính từ ngày ưu tiên hợp pháp.
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền