Trước khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, HĐND phường sẽ bầu ra UBND phường, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường và được UBND cấp trên phê chuẩn và bổ nhiệm.
"Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên" [36, Điều 2].
Hiện nay, khi không tổ chức HĐND phường thì UBND phường sẽ được thành lập theo cách thức mới phù hợp với điều kiện cụ thể.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 725, "Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức" [47, khoản 1 Điều 9]. UBND phường nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Như vậy, UBND phường sẽ do Chủ tịch UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm.
Về trình tự và thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND phường được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị quyết 725. Tuy nhiên, trong quy trình bổ nhiệm này, chỉ có sự tham gia của UBND phường đương nhiệm, cơ quan quản lý cán bộ và Chủ tịch UBND cấp trên, không có bất kỳ sự tham gia nào từ phía các cơ quan tại địa phương, cụ thể là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân.
Khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường, bộ máy chính quyền phường chỉ còn UBND. Và khi đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở phường là các cơ quan hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân được mời dự các phiên họp của Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân; tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.
Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.
Ủy ban nhân dân và các thành viên của Ủy ban nhân dân
huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân có trách
nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp [47, Điều 14]. Với sự tham gia vào hoạt động của UBND phường như trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở phường phần nào nắm được tình hình hoạt động thực tế của UBND phường cũng như đánh giá được hiệu quả, năng lực hoạt động của UBND phường nói chung của các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND phường. Hơn nữa, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ờ phường cũng thường xuyên tiếp xúc với quần chúng nhân dân nên có thể nhanh chóng nắm bắt được nguyện vọng, phán ánh cũng như những kiến nghị của nhân dân ở phường. Vì vậy, thiết nghĩ rằng, để góp phần nâng quả hiệu quả của việc bổ nhiệm các chức danh của Ủy ban nhân phường cần xem xét việc lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tại phường về việc bổ nhiệm này.
Ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tại phường sẽ có thể phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong phường (tương đương với vai trò đại diện của HĐND phường trước đây) với mong muốn
những người đủ đức, đủ tài sẽ được bổ nhiệm vào các chức danh của UBND phường để đảm bảo thành lập một UBND phường hoạt động hiệu quả, đảm bảo, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại địa phương.
Hơn nữa, theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết 725, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể ở phường được mời dự các phiên họp của UBND phường khi bàn các vấn đề liên quan. Quy định này chỉ ra rằng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chỉ được tham gia các phiên họp của UBND phường khi (i) được mời và (ii) khi bàn về các vấn đề liên quan.
Việc quy định như trên đã giới hạn sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở phường vào hoạt động của UBND phường. Khi không tổ chức HĐND phường, bộ máy chính quyền phường chỉ còn lại UBND phường và vì thế, cần thiết hơn đối với hoạt động của UBND phường là phải có sự hỗ trợ, tham gia, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở phường. Những cơ quan này sẽ là nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân ở phường để có thể giúp UBND phường nắm bắt được tâm tư của nhân dân tại địa bàn quản lý, để từ đó có được những giải pháp, những thay đổi trong hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, khi không tổ chức HĐND cũng có nghĩa là sự giám sát của HĐND đối với UBND không tồn tại và khoảng trống này rất có thể vấn đề phát sinh do thiếu sự kiểm soát đối với UBND phường. Vì vậy, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở phường phần nào sẽ có được sự giám sát nhất định đối với UBND phường.
Do đó, cần quy định rằng, việc tham gia của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể ở phường nơi không tổ chức HĐND phường vào các phiên họp của UBND là bắt buộc, chứ không phải là chỉ tham gia khi được UBND mời.
Việc tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở phường vào các phiên họp của UBND phường và trong việc thành lập nên UBND phường sẽ tạo nên những hiệu ứng tích cực cho tổ chức và hoạt động của UBND phường trong điều kiện không tổ chức HĐND phường.