CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƢỜNG
Trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, HĐND là cơ quan được tổ chức và hoạt động ở các cấp chính quyền địa phương. Việc thiết lập mô hình HĐND và tổ chức ở các cấp chính quyền địa phương được tính toán khoa học, có luận cứ với mục tiêu là HĐND tổ chức, hoạt động một cách có hiệu quả, tinh gọn và tiết kiệm.
Ở nước ta, từ khi Hiến pháp năm 1959 được ban hành, HĐND được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và được tổ chức theo các cấp chính quyền địa phương từ cấp tỉnh, cấp huyện cho đến cấp xã; trên các địa bàn thành thị và địa bàn nông thôn, theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Điều này xuất phát từ việc vận dụng nguyên lý tập quyền trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và nó đã bộc lộ nhiều hạn chế về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND, đặc biệt là HĐND huyện, quận, phường.
Vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là việc tổ chức hay không tổ chức HĐND ở một số loại đơn vị hành chính đã được giới học giả quan tâm và được Đảng và Nhà nước ta đề cập đến ngay từ cuối những năm 90, cùng với việc nghiên cứu đổi mới hệ thống chính trị và ban hành Hiến pháp năm 1992. Gần đây nhất, vấn đề đã được đặt ra một cách trực diện khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X (năm 2007) đã chỉ rõ: đối với chính quyền nông thôn không tổ chức HĐND ở huyện; đối với chính quyền đô thị không tổ chức HĐND ở quận và phường.
Đây được coi là một định hướng rất cơ bản về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở nước ta trong thời kỳ đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường, phù hợp mục tiêu cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây cũng là kết quả của sự tìm kiếm, nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp với những thay đổi về vai trò, chức năng của bộ máy nhà nước nói chung, của từng cấp chính quyền địa phương nói riêng trong thời kỳ đổi mới. Xem xét riêng đối với chính quyền phường, đâu là cơ sở để không tổ chức HĐND ở cấp chính quyền này?