MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN PHƢỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Mô hình chính quyền phường trong điều kiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân (Trang 73 - 75)

KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý đô thị; nếu tổ chức triển khai có hiệu quả thì sẽ làm thay đổi cơ chế quản lý, điều hành trong hệ thống bộ máy nhà nước ở địa phương, góp phần nâng cao và phát huy vai trò quản lý điều hành của các cơ quan hành chính, tạo sự năng động, chủ động trong tổ chức thực thi pháp luật của các cơ quan này. Đây cũng là biện pháp thiết thực để góp phần làm gọn nhẹ bộ máy, giảm các tầng nấc trung gian, tiết kiệm thời gian, kinh phí của Nhà nước, bảo đảm phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng bộ máy chính quyền thực sự sát dân, gần dân hơn.

Tuy nhiên chủ trương này thời gian qua mới được thực hiện tại 10 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; thời gian thực hiện thí điểm chưa dài. Chính vì vậy, đề nghị Trung ương cần sớm tổ chức tổng kết về kết quả việc thực hiện thí điểm, từ đó đưa ra những cơ sở lý luận mang tính thuyết phục cao về mặt nhận thức và tính khả thi về mặt thực tiễn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp, các Luật và văn bản liên quan về việc hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng chỉ có HĐND hai cấp là cấp tỉnh và cấp xã để tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc trong tương lai gần.

Trong giai đoạn chưa thể nhân rộng mô hình và áp dụng ngay trong toàn quốc mà vẫn tiếp tục thực hiện thí điểm ở một số địa phương như hiện nay thì đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương cần ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể hơn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các địa phương đang thực hiện thí điểm chủ trương này.

Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là một chủ trương mới, quan trọng, nhạy cảm, liên quan đến các tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Trong quá trình thực hiện, cần xem xét đến các kinh nghiệm:

- Cả hệ thống chính trị phải quyết tâm vào cuộc; phải có chủ trương chính sách cụ thể, bảo đảm được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của cấp ủy Đảng trong quá trình thực hiện;

- Các phương án thí điểm và công tác nhân sự có sự chuẩn bị chu đáo để việc tiến hành triển khai bố trí sắp xếp cán bộ thuận lợi;

- Việc tuyên truyền nhận thức phải được tiến hành thường xuyên nhằm tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện thí điểm;

- UBND các cấp cần ban hành kịp thời các quy chế hoạt động nhằm đảm bảo công tác quản lý, điều hành của UBND được thông suốt hơn;

- Có quy chế cụ thể nhằm xác lập mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội để công tác giám sát, phản ảnh ý kiến của cử tri được giải quyết kịp thời và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở duy trì có hiệu quả "Đảng nói: dân tin; Mặt trận vận động: dân theo; Chính quyền làm: dân ủng hộ".

- Tăng cường củng cố sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân trên cơ sở tiếp tục thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng trong thời kỳ mới. Tập trung thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở; đề cao và tạo thuận lợi cho mặt trận và các đoàn thể, phương tiện thông tin đại chúng… thực hiện tốt vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội, đi đôi với công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục giải quyết tốt chính sách an sinh xã hội, chú trọng và quan tâm đúng mức đến bộ phận nhân dân còn khó khăn, nhất là các gia đình chính sách; xem nhu cầu hài hòa về lợi ích của các tầng lớp nhân dân thành phố là yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu đoàn kết toàn dân; xác định

nhân tố đoàn kết toàn dân và đồng thuận xã hội là động lực chủ yếu cho sự phát triển của thành phố

Riêng đối với chính quyền phường, việc không tổ chức Hội đồng dân nhân phường đã làm thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền. Theo đó, bộ máy chính quyền phường chỉ còn lại một cơ quan là UBND phường. Vì vậy, để chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường phát huy những hiệu quả thiết thực trong mô hình bộ máy chính quyền phường như đã nêu trên, sớm khắc phục được những hạn chế phát sinh do sự thay đổi này mang lại.

Một phần của tài liệu Mô hình chính quyền phường trong điều kiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)