Hoạt động giám sát đối với Ủy ban nhân dân và cán bộ công chức phƣờng

Một phần của tài liệu Mô hình chính quyền phường trong điều kiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân (Trang 67 - 69)

chức phƣờng

Theo Từ điển Tiếng Việt, "Giám sát là theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không" [49]. Dưới góc độ ngôn ngữ thông thường, "giám sát" được hiểu là việc theo dõi, xem xét, kiểm tra của chủ thể có thẩm quyền đối với chủ thể khác để qua đó có được các nhận định về các chủ thể này. Tuy nhiên, Luật Tổ chức HĐND và UBND không đưa ra khái niệm giám sát.

Giám sát là một hình thức thực hiện quyền lực nhà nước. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cho nên giám sát là chức năng của HĐND. Trong bộ máy nhà nước, chỉ có Quốc hội và HĐND có chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật. Chức năng giám sát của HĐND được cụ thể hóa qua các hoạt động giám sát. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật và những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương, việc thực hiện các nghị quyết của HĐND nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất trong phạm vi địa phương, đảm bảo tính pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Hoạt động giám sát của HĐND được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức HĐND và UBND. Sự cụ thể hóa chức năng giám sát của HĐND trong Luật tổ chức HĐND và UBND đã cho thấy trong tổ chức và hoạt động của HĐND hiện nay thì giám sát đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình HĐND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Câu hỏi đặt ra khi thực hiện không tổ chức HĐND phường là hoạt động giám sát của HĐND phường sẽ do cơ quan nào thực hiện, cách thức thực hiện hoạt động giám sát này như thế nào? Bởi lẽ, như phân tích nêu trên, vai trò giám sát của HĐND phường là rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền phường.

Nếu tiếp cận một cách triệt để thì không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đồng nghĩa với việc chấm dứt các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này tại địa bàn thí điểm. Tuy nhiên, với quy mô và tính chất thí điểm, các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, quận, phường đã được rà soát để nghiên cứu, hình thành phương án chuyển giao cho các cơ quan: HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND huyện, quận, phường. Cùng với đó là sự thay đổi một số nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện, quận, phường.

Nghị quyết 725/2009/UBTVQH12 chỉ giao bổ sung cho HĐND cấp tỉnh quyền giám sát hoạt động của UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, quận là chủ yếu, ngoài ra còn quyền giám sát nghị quyết của HĐND xã, thị trấn. Như vậy, về nguyên lý tổ chức bộ máy nhà nước, chỉ riêng UBND phường là không chịu sự giám sát của cơ quan dân cử.

Tuy nhiên, Nghị quyết 725 cũng đã quy định theo hướng chuyển giao quyền giám sát UBND phường cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở phường. Cụ thể, theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết 725, UBND phường nơi không tổ chức HĐND tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở phường tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân; tổ chức thực

hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.

Mặc dù đã phần nào nói tới việc chuyển giao quyền giám sát của HĐND phường trước đây sang cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở phường nhưng sự giám sát của các cơ quan này là khá yếu ớt, chưa có cơ chế để triển khai trên thực tế và hơn cả, sự giám sát này không phải là của cơ quan quyền lực nhà nước và vì vậy, sự giám sát này là khó thay thế trong thực tế thực hiện không tổ chức HĐND.

Hơn nữa, công tác giám sát đối với hoạt động của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, phường do HĐND cấp tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, với tổ chức bộ máy, đội ngũ đại biểu HĐND, nhất là đại biểu HĐND chuyên trách của HĐND cấp tỉnh vẫn giữ nguyên như trước đây thì việc bảo đảm hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn huyện, quận, phường thí điểm còn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Mô hình chính quyền phường trong điều kiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)