đội ngũ cán bộ công chức phƣờng
Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định đến hiệu quả của các đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Do đó, nhân tố con người
luôn phải được xem xét, đánh giá phù hợp với tầm quan trọng của nó trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách. Chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường cũng không phải là ngoại lệ.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước luôn được xác định là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước. Đối với chính quyền địa phương là các cơ quan nhà nước ở gần dân, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân và vì vậy, nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan này luôn là yêu cầu được đặt ra trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Riêng đối với bộ máy chính quyền phường, là các cơ quan đi "sát sườn" bên cạnh nhân dân, hiệu quả hoạt động dường như có ảnh hưởng ngay lập tức đến đời sống của nhân dân trong phường.
Nếu như trước đây, vai trò giám sát của HĐND phường phần nào thúc đẩy việc nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền phường thì hiện nay, thực hiện không tổ chức HĐND, đội ngũ cán bộ, công chức UBND phường đã không còn chịu sự giám sát chặt chẽ từ phía HĐND phường. Điều này có thể dẫn đến việc, các cán bộ, công chức UBND ỷ lại, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tự mình trau dồi năng lực, kinh nghiệm hoạt động, dẫn đến hậu quả là hoạt động của UBND không được cải thiện, thậm chí có thể đi xuống.
Vì vậy, thực hiện không tổ chức HĐND, UBND là cơ quan duy nhất trong bộ máy chính quyền phường, hoạt động một cách độc lập (không còn chịu sự giám sát của HĐND phường như trước đây) nên các cán bộ, công chức UBND phường cần nhận thức được vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực hiện tốt chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
Việc mỗi cá nhân công chức UBND ý thức được trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm của UBND phường trong điều kiện mới, để từ đó không ngừng trau dồi, rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND, nhằm đảm bảo xây dựng chính quyền vững mạnh, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức tại phường không phải đến khi thực hiện không tổ chức HĐND phường mới được đề cập đến. Yêu cầu này luôn là yêu cầu thường xuyên và xuyên suốt quá trình hoạt động của các các bộ, công chức phường cho tổ chức bộ máy chính quyền phường có bất kỳ sự thay đổi, điều chỉnh nào trên thực tế.
KẾT LUẬN
Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương là chủ trương gắn với cải cách nền hành chính nhà nước với mục đích xây dựng bộ máy tinh gọn mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo các quyền, tự do hóa cá nhân. Tính khoa học trong tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đưa ra yêu cầu xây dựng tổ chức bộ máy giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính.
Trong tinh thần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, một số biện pháp thí điểm đang được áp dụng hoặc nghiên cứu để áp dụng. Thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là một trong số các biện pháp thí điểm nói trên.
Tính đến nay, Đề án thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố đã được triển khai trên thực tế hơn 3 năm (bắt đầu từ ngày 25/04/2009). Đề án đã đạt được mục tiêu đề ra, tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, điều hành của UBND đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính.
Tuy nhiên chủ trương này thời gian qua mới được thực hiện tại 10 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; và quá trình triển khai trên thực tế cũng đã phát sinh những hạn chế, bất cập mới. Chính vì vậy, đề nghị Trung
ương cần sớm tổ chức tổng kết về kết quả việc thực hiện thí điểm, từ đó đưa ra những cơ sở lý luận mang tính thuyết phục cao về mặt nhận thức và tính khả thi về mặt thực tiễn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp, các Luật và văn bản liên quan về việc hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng chỉ có HĐND hai cấp là cấp tỉnh và cấp xã để tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc trong tương lai gần.
Trong giai đoạn chưa thể nhân rộng mô hình và áp dụng ngay trong toàn quốc mà vẫn tiếp tục thực hiện thí điểm ở một số địa phương như hiện nay thì Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương cần ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể hơn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các địa phương đang thực hiện thí điểm chủ trương này.